Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai nhà khoa học Việt lọt top 100 người giỏi nhất châu Á

Kinhtedothi - GS Phan Thanh Sơn Nam và PGS Nguyễn Sum là hai nhà khoa học Việt vừa được bình chọn nằm trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam hiện là trưởng khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), được tạp chí Asian Scientist đưa vào mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực hóa học.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Sum, hiện đang công tác tại Trường ĐH Quy Nhơn, được xếp vào mục các nhà khoa học ở lĩnh vực toán học.
 Hai nhà khoa học Việt lọt top 100 người giỏi nhất châu Á.
Cả hai nhà khoa học này được Asian Scientist bình chọn dựa vào thành tích cùng nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 - giải thưởng hằng năm của Bộ KH&CN nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
GS Phan Thanh Sơn Nam là Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM). Ông là tác giả chính của công trình khoa học "Tổng hợp propargylamine từ N-methylaniline và alkyne đầu mạch thông qua con đường methyl hóa và hoạt hóa trực tiếp liên kết C-H sử dụng vật liệu Cu2(BDC)2(DABCO) làm xúc tác”.
Công trình tập trung nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ - kim loại (MOFs) làm chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ họ propargylamine và phát hiện ra một chuyển hóa của N-methilaniline chưa từng được công bố.
PGS Nguyễn Sum đang làm việc tại Đại học Quy Nhơn (Bình Định). Công trình "Về bài toán hit của Peterson" (On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432-489) của ông được nhận xét xuất sắc khi giải quyết được trường hợp đặc biệt của giả thuyết "hit" do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây hơn 30 năm. Công trình được thực hiện hoàn toàn trong nước bởi tác giả duy nhất là TS Nguyễn Sum.
Đây là năm thứ 3 tạp chí Asian Scientist công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Danh sách năm nay có tên nhiều nhà khoa học các trường nổi tiếng của châu Á như: Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Tokyo, Đại học Osaka (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Seoul, Đại học khoa học và công nghệ Pohang (Hàn Quốc)…
Danh sách gồm những người có đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau, từ thăm dò không gian đến sinh học. Họ đều là những người đã giành giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế năm 2017. Ban tổ chức hy vọng danh sách này sẽ truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ ở châu Á hướng tới thành công.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ