Ngày 20/9, thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngày 22/8/2016 Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố kết quả kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo đó, chất lượng môi trường biển, về cơ bản hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số sắt, tổng phenol và xyanua (là nguyên nhân chính gây sự cố môi trường) đã giảm đi đáng kể ( xyanua nằm trong ngưỡng cho phép, chỉ còn một số khu vực thuộc vùng biển Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế có giá trị thông số sắt ở tầng nước đáy vượt nhẹ ngưỡng cho phép của QCVN).
Riêng thông số phenol, trong tháng 6/2016 hàm lượng có tăng lên và một số mẫu vượt giới hạn cho phép, chủ yếu là mẫu tầng đáy. Nguyên nhân là do cơ chế hả nhấp phụ phenol từ dạng phức hỗn hợp dưới dạng hệ keo sắt và từ trầm tích đáy vào nước biển. Đến tháng 8/2016, hàm lượng tổng phenol trong nước biển đã giảm đến giá trị nhỏ hơn giới hạn chp phép. Chất lượng trầm tích biển, tại các khu vực được quan trắc, tất cả các thông số đã nằm trong giới hạn quy định của 43:2012/BTNMT. Việc đánh giá mảng bám hệ keo sắt hấp phụ các độc tố phenolne, xyanua.... được thực hiện tại 9 khu vực có san hô và các dạng nền đáy khác trong vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với tổng cộng 63 điểm khảo sát. Kết quả cho thấy, thời điểm tháng 7/2016 vẫn còn hiện tượng lớp màng màu vàng bám trên bề mặt đá, rạn san hô và các ke đá tại các khu vực có rạn san hô và rạn đá ngầm. Tuy nhiên, lớp mảng bám này đã giảm đi nhiều so với thời điểm khảo sát tháng 4 và tháng 5/2016. Hàm lượng phenol trong mảng bám hệ keo sắt ở 9 khu vực được khảo sát đã giảm mạnh trong giai đoạn tháng 6 và tháng 7/2016/ Điều này cho thấy, phenol trong mảng bám hệ keo sắt được nhả hấp thụ vào nước. Nhiều nơi hamfl ượng phenol đã giảm trên 90% so với tháng 4 và 5/2016 (hòn Sơn Dương, Chân Mây, Sơn Chà, hải Vân). Khu vực Cồn Cỏ-Quảng Trị do nằm cách xa đất liền cách bờ 27 km nên hàm lượng phenol có giá trị thấp nhất.Đối với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và qu mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực. Trên rạn san hô đã thấy hiện tượng san hô phục hồi tự nhiên tư những tập đoàn đã bị chết từng phần và ấu trùng san hô bắt đầu định cư và phát triển trên nền đáy rạn (rạn san hô khu vực Hòn Nồm, Hải Vân, Sơn Chà). Khu vực đảo Hòn La vẫn còn điểm san hô phát triển khá tốt. Cá kích thước nhỏ và các động vật đáy cỡ lớn khác trên các rạn san hô đã có dấu hiueej phục hồi tích cực với mật độ cao hơn giai đoạn trước.Như kết quả đã thông báo trong tháng 8/2016, có 3 khu vực cách bờ 1,5km bao gồm: khu vực Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích khoảng 300 km vuông) cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (Diện tích 330 km vông), hòn Sơn Chà-Thừa Thiên Huế diện tích 160 km vuông, do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, 3 khu vực này có một số thông số môi trường trong nước biển cao hơn so với các khu vực khác, cần tiếp tục được giám sát. Đến nay, theo kết quả quan trắc môi trường biển do Bộ TN và MT thực hiện tại 3 khu vực nêu trên cho thấy, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.Như vậy, có thể thấy rằng với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đã giảm theo thời gian. Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang và sẽ tiếp tục triển khai chương trình quan trắc môi trường biển các tỉnh miền Trung để tiếp tục theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo kịp thời khi chất lượng môi trường biển có dấu hiệu ô nhiễm.