Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hạn chế tính a-xít trong nấu nướng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi nấu ăn, bạn chỉ cần rắc chút xíu bột nở vào món ăn đang nấu đồng thời thường xuyên nếm món ăn cho đến khi thức ăn bớt đi vị chua. Bột nở chính là thuốc muối (sodium bicarbonate), vốn được hình thành từ muối.

Hạn chế tính a-xít trong các món ăn sẽ rất có ích cho những người mắc chứng ợ hơi hoặc những rắc rối ở bao tử có liên quan đến a-xít.

Vài bí quyết đơn giản dưới đây có thể làm giảm lượng a-xít (vị chua) trong những món ăn như súp, thịt hầm, thịt, cá… cho phép bạn thoải mái thưởng thức nhiều món ăn ngon.

1. Cho một ít bột nở vào thức ăn trong quá trình nấu

 
Khi nấu ăn, bạn chỉ cần rắc chút xíu bột nở vào món ăn đang nấu đồng thời thường xuyên nếm món ăn cho đến khi thức ăn bớt đi vị chua. Bột nở chính là thuốc muối (sodium bicarbonate), vốn được hình thành từ muối. Nếu bạn không muốn cho nhiều muối vào món ăn, hãy dùng thật ít bột nở đủ để giảm bớt độ chua của món ăn là được.

2. Nấu món ăn trong thời gian ngắn nhất

Càng đun nấu lâu, món ăn càng bị mất nước và lượng a-xít sẽ ngấm vào thức ăn nhiều hơn. Do đó, nên hạn chế thời gian đun nấu để món ăn vẫn còn đủ lượng nước và làm loãng bớt độ chua, đặc biệt là các món súp, thịt hầm, nước sốt…

 

3. Cẩn thận trong việc sơ chế nguyên liệu

Hãy sơ chế và tẩm ướp gia vị các loại thịt, cá, thịt gà riêng biệt, không ướp chúng chung với nước xốt để thịt không hấp thu lượng a-xít từ nước xốt. Nếu nấu món mì ống hoặc thịt viên, bạn nên nấu nước xốt và thịt riêng, sau đó mới trộn với nhau trước khi dọn món ăn. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thịt bị chua do ngấm nhiều a-xít từ nước xốt.

 

4. Chọn những thực phẩm có hàm lượng a-xít thấp

Cần tăng cường những thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống hàng ngày như thịt nạc, thịt gà không có da, cá và lòng trắng trứng… vì đây chính là những thứ chứa rất ít lượng a-xít. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều những loại trái cây có ít a-xít như táo ta, xoài, chuối và các loại dưa…

 

5. Kết hợp những thực phẩm có khả năng trung hòa a-xít

Những thực phẩm giàu chất kiềm sẽ giúp trung hòa độ a-xít. Do đó, bạn nên chú ý kết hợp những loại thực phẩm có độ chua cao với những thứ giàu chất kiềm. Thí dụ: để hạn chế vị chua trong món thịt hoặc cá hầm, hãy cho thêm vào món ăn đậu Hà Lan, cà rốt hay trứng - những thực phẩm có tính kiềm.

 

6. Bí quyết hạn chế vị chua trong một số loại thực phẩm nhiều a-xít

- Các loại đậu tươi và khô: để hạn chế độ a-xít trong các loại đậu, bạn nên ngâm chúng vào nước nóng và để qua đêm trước khi nấu. Điều này vừa giúp hạn chế vị chua cho món ăn, vừa giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong đậu tốt hơn

- Giấm thơm: Loại gia vị này vẫn được ưa chuộng khi chế biến nước xốt cho món rau trộn. Để bớt đi vị chua của giấm, bạn có thể sử dụng một lượng giấm, dầu ăn và trà đặc tương đương nhau để pha trộn nước xốt.

 

7. Một số mẹo nhỏ khi sử dụng thực phẩm

- Dùng dầu ô-liu nguyên chất để nấu nướng hoặc chọn các loại dầu khác vì dầu ô-liu thông thường tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều a-xít hơn các loại dầu khác.

 

- Tăng cường tiêu thụ rau xanh vì hầu hết các loại rau xanh đều có thể chế biến thành nhiều món ngon mà không cần sử dụng quá nhiều dầu ăn.

- Chọn những thực phẩm ít béo để tránh lượng a-xít, bao gồm sữa nguyên kem, phó mát sữa dê, những sản phẩm ít béo hoặc không béo…

- Hạn chế ăn hành vì chúng có hàm lượng a-xít rất cao.