Wednesday, 09:03 22/11/2017
Hạn mức rút tiền thẻ tín dụng: Có nên khống chế?
Kinhtedothi - Theo Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, dự kiến từ đầu năm 2019, một thẻ tín dụng chi tiêu ở nước ngoài chỉ được rút tiền mặt ngoại tệ tối đa là 30 triệu đồng trong một ngày (khoảng 1.300 USD/ngày).
Còn đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ (thông qua các máy POS), số tiền được rút tối đa là 5 triệu đồng/ngày.
Quy định để tránh rủi roTheo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc giới hạn hạn mức rút tiền theo ngày nhằm hạn chế chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt, chi tiêu không đúng mục đích theo quy định quản lý ngoại hối và hạn chế rủi ro giao dịch qua máy POS. Đồng thời, thông qua biện pháp quản lý này, các giao dịch rút tiền mặt với số lượng bị khống chế trong ngày cũng giúp giảm thiểu những thiệt hại nếu chẳng may chủ thẻ bị “hắc” (hack) tài khoản lấy trộm tiền.Thực tế, thời gian qua, các ngân hàng chạy đua mở thẻ tín dụng, do vậy số lượng thẻ tín dụng được phát hành tăng mạnh. Cùng với đó, trên thị trường xuất hiện nhiều dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hiện đang được mời chào rầm rộ trên nhiều website, diễn đàn. Các công ty này cho biết có thể giúp chủ thẻ rút toàn bộ hạn mức tín dụng được cấp bằng tiền mặt để dùng vào mục đích khác, thay vì mua sắm hàng hóa.
Rút tiền bằng thẻ tín dụng tại VIB. Ảnh: Trần Việt |
Với Việt Nam có đặc thù khác là nguy cơ chảy máu ngoại tệ, nên siết rút tiền mặt ở nước ngoài 1.300 USD. Tuy nhiên, nếu để quản lý việc sử dụng ngoại tệ theo Pháp lệnh Ngoại hối thì cũng chưa bao trùm hết vì vẫn có nhiều cách chuyển tiền ra nước ngoài thông qua thẻ, như: Khách hàng sử dụng nhiều thẻ khác nhau, giao dịch trực tuyến… vì việc thanh toán bằng thẻ qua mạng internet hiện không giới hạn số tiền giao dịch trong ngày nên việc chuyển tiền ra nước ngoài càng dễ dàng. Riêng chủ thẻ ATM thông thường, dự thảo Thông tư này không quy định số tiền được rút tối đa trong một ngày. TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh |