Hàng loạt mạng xã hội bị điều tra vì tin giả
Thời gian qua, hàng nghìn người đã bị tổn thương trong đó có trẻ em bởi các chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm, gây nghiện và lạm dụng ma túy liên quan đến các tin giả, độc hại từ TikTok, YouTube và Snapchat.
Chính vì thế, trong thông báo mới đây của Ủy ban châu Âu EC thì cơ quan này khẳng định: các nền tảng mạng xã hội TikTok, YouTube và Snapchat sẽ phải giải trình về cách thức hoạt động và các thuật toán đề xuất video trong nền tảng như tính năng phát tự động, cuộn video vô hạn cũng như các biện pháp bảo vệ mà nền tảng phải áp dụng để ngăn chặn việc phát tán nội dung có hại.

Theo đó cả 3 đơn vị này đều phải cung cấp tài liệu trước ngày 15/11 và nếu không cung cấp thông tin hoặc thông tin sai lệch sẽ bị phạt theo luật EU.
Cuộc điều tra sẽ được tiến hành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu. Đạo luật được thông qua vào năm 2022 nhằm giải quyết vấn đề nội dung bất hợp pháp, quảng cáo và thông tin sai lệch. Cuộc điều tra chỉ là bước đầu và Ủy ban châu Âu sẽ chính thức tiến hành các thủ tục pháp lý sau khi phân tích các phản hồi.

Phản ứng của Trung Quốc trước dự luật TikTok của Mỹ
Kinhtedothi-Ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết dự luật TikTok của Mỹ “trái ngược với các nguyên tắc về cạnh tranh công bằng và các quy tắc thương mại quốc tế” và tất nhiên Trung Quốc phản đối.

TikTok đáp trả các cuộc điều tra tại châu Âu
Kinhtedothi - TikTok vừa tạm dừng tính năng trả thưởng mỗi ngày cho người dùng châu Âu trên phiên bản Lite của ứng dụng sau khi phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra tại khu vực này.

Cảnh báo: lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng TikTok
Kinhtedothi - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho biết, gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhằm vào người dùng TikTok.