Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng nghìn người dân tại La Phù chen chân tham gia lễ hội rước "ông lợn"

Kinhtedothi - Theo truyền thống, vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn". Sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.
Đúng 18 giờ  ngày 13 tháng Giêng (3/2 Dương lịch), những chiếc đèn trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng cũng là lúc các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng với tiếng trống rộn ràng, linh đình
Khi đưa “ông lợn” ra đình làm lễ, mỗi thôn, xóm còn phải ghi biển tên vào xe rước lễ để mọi người có thể biết “ông lợn” đó thuộc thôn nào, xóm nào.
Đi đầu là hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, múa lân. Tiếp tục là bàn với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi. 
Kiệu của "ông lợn" sẽ được khiêng bởi những thanh niên trai tráng đi sau cùng
Mặc dù có mưa nhưng người dân vẫn đổ về ngày một đông đúc, thức trắng đêm để cầu mong một năm làm ăn gặp nhiều thuận lợi, mưa thuận gió hòa. 
Đến hơn 21 giờ ngày 13 tháng Giêng, sau khi “dạo quanh” làng, các “ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các cụ cao niên. Sau khi lợn tế được rước vào cung cấm, không ai được phép lại gần.
Đúng 12h đêm, các bô lão sẽ bắt đầu lễ. Lễ tế sẽ kéo dài đến 2h sáng hôm sau, tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch. 
Xưa kia, chủ yếu nuôi giống lợn nội, các "ông lợn" tế chỉ dưới 50kg. Ngày nay, các "ông lợn" tế càng to càng tốt, có nhiều khi lên đến hơn 250kg, lợn to để sau khi tế lễ xong còn chia phần thụ lộc.  
6 giờ sáng sẽ tiến hành nghi thức xẻ thịt cho tất cả các hộ trong làng. 
Lễ hội năm nay, các xóm chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn để tham dự. 17 "ông lợn" sẽ được mổ và làm sạch trước khi đem đến lễ rước. 
Tất cả 17 "ông lợn" được đưa vào trong đình để trưng bày lễ tế và đến 0 giờ, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2 giờ sáng ngày hôm sau.
Nhiều người cầu mong một năm gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài.
Lễ hội thu hút được đông đảo người dân địa phương tham gia.
Quận Tây Hồ yêu cầu khắc phục tồn tại ở các lễ hội Xuân

Quận Tây Hồ yêu cầu khắc phục tồn tại ở các lễ hội Xuân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chelsea vô địch FIFA Club World Cup 2025

Chelsea vô địch FIFA Club World Cup 2025

14 Jul, 07:03 AM

Kinhtedothi - Chelsea giành thắng lợi 3-0 trước nhà đương kim vô địch châu Âu - PSG để đăng quang ngôi vô địch tại FIFA Club World Cup 2025.

Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ