HANSIBA làm việc với BMC, tăng kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinhtedothi - Ngày 20/5, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) đã có buổi làm việc tại Công ty CP Công nghiệp Bảo Minh Châu (BMC) nhằm tăng cường liên kết, giao thương, và thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp hội viên.

Lãnh đạo HANSIBA trao Quyết định và chứng nhận hội viên cho BMC. Ảnh: Khắc Kiên
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Thường trực HANSIBA – cho biết việc phát triển hội viên, hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm và nâng cao năng lực nhân sự là những mục tiêu trọng tâm mà Hiệp hội đang tích cực triển khai. HANSIBA hiện có hơn 300 doanh nghiệp hội viên, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội và các địa phương lân cận. mời các DN tiêu biểu, cùng các lãnh đạo bộ ban ngành, TP Hà Nội, ký kết hợp tác để hỗ trợ DN, kết nối thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...

Phó Chủ tịch Thường trực HANSIBA chia sẻ tại buổi làm việc. Ảnh: Khắc Kiên
Trong tháng 6/2025, HANSIBA dự kiến tổ chức Hội nghị mở rộng, quy tụ các doanh nghiệp tiêu biểu cùng lãnh đạo bộ, ngành và TP Hà Nội, nhằm ký kết hợp tác và kết nối hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh.
Đáng chú ý, Hiệp hội cũng đang xúc tiến kết nối doanh nghiệp hội viên tham gia vào các dự án quy mô lớn, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với mục tiêu tăng khả năng cung ứng và giá trị sản phẩm trong chuỗi công nghiệp hỗ trợ.

Dây chuyển sản xuất trong nhà máy của BMC tại Cụm Công nghiệp Song Phượng. Ảnh: Khắc Kiên
Cuối năm nay, HANSIBA sẽ tổ chức Đại hội tổng kết nhiệm kỳ II, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm kỳ III với trọng tâm phát triển mạnh mẽ mạng lưới hội viên và hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp tiếp đón, ông Nguyễn Quang Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc BMC, cho biết công ty được thành lập từ năm 2010, chuyên sản xuất tủ bảng điện, tủ bơm cứu hỏa… phục vụ cho các đối tác FDI đến từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Trong giai đoạn tới, BMC định hướng đầu tư vào sản phẩm chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, qua đó nâng cao giá trị cạnh tranh.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, doanh nghiệp đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới rộng khoảng 1,5ha tại Vĩnh Phúc, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ châu Âu phục vụ sản xuất sản phẩm cao cấp.
Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, HANSIBA đã trao Giấy chứng nhận hội viên chính thức cho BMC, mở ra cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào mạng lưới liên kết giữa các hội viên, từ đó mở rộng hợp tác và phát triển thị trường bền vững.

HANSSIP tạo lực đẩy cho công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao phát triển
Kinhtedothi -Với tỷ lệ lấp đầy 100% nhà đầu tư trong và ngoài nước, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) do Công ty CP Đầu tư phát triển N&G (N&G CORP) thuộc hệ sinh thái N&G Group đầu tư phát triển đã khẳng định là khu công nghiệp chuyên sâu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển còn khiêm tốn
Kinhtedothi - Tiến bộ khoa học công nghệ và sự tăng tốc nhanh chóng của toàn cầu hóa, ngành điện tử đang đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có. Song, công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử còn khá khiêm tốn cần giải pháp căn cơ.

Số hóa để công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi
Kinhtedothi - Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, gắn kết sản xuất với dịch vụ, thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất thế giới. Từ đó thúc đẩy năng lực nội tại của doanh nghiệp, cải thiện vị thế của doanh nghiệp Việt Nam.