Liệu ngân sách có mất trắng khoản nợ khó đòi này? Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco về vấn đề này.
Sau sáp nhập, Grab đã phản hồi chính thức về việc “không liên quan” đến khoản nợ thuế của Uber. Trong khi Uber cam kết sẽ chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế còn tồn đọng. Theo pháp luật Việt Nam, việc Grab nói không với nghĩa vụ thuế của đơn vị sáp nhập có phù hợp không, thưa ông?
- Với các thông tin mà tôi biết, Uber chấp nhận chuyển giao lại cho Grab toàn bộ mảng kinh doanh của mình tại khu vực Đông Nam Á. Để đổi lại, Uber sẽ nắm 25% - 30% cổ phần trong công ty mới sau sáp nhập. Như vậy, không phải toàn bộ Công ty Uber sẽ sáp nhập vào Grab mà chỉ là một mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á. Uber vẫn tồn tại và hoạt động độc lập tại những thị trường khác. Do không có sự sáp nhập về mặt pháp nhân nên việc kế thừa của Grab đối với các quyền và nghĩa vụ trước đây mà Uber đang nợ đọng với các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sẽ cần phải quy định rõ trong Hợp đồng sáp nhập giữa Uber và Grab.
Như vậy theo ông, khả năng đòi khoản nợ gần 54 tỷ đồng của Uber có khó khăn không?
LS Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa: Theo nhiều số liệu đáng tin cậy thì thị phần của Grab trên thị trường đặt xe công nghệ cả ở Việt Nam và khu vực đều đang ở mức trên 50%, chưa tính thêm thị phần của Uber sau sáp nhập. Như vậy, khoản 1, Điều 20, các DN TTKT có thị phần kết hợp từ 30 - 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các DN đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT. Việc Uber sáp nhập với Đông Nam Á có thể nằm vào một trong hai trường hợp mô hình TTKT "phải báo cáo", hoặc "bị cấm" của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Do đó, cơ quan Quản lý cạnh tranh phải theo dõi sát và kiểm tra thật kỹ lưỡng thương vụ đình đám này để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường Việt Nam. Khắc Kiên ghi |
Hiện tại, thông tin đang khá trái chiều giữa các phát ngôn của Uber và Grab. Nhiều khả năng, mục đích của giao dịch sáp nhập mà Grab thực hiện với Uber là mua lại không phải để kinh doanh mà để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Do đó, họ ít quan tâm tới các quyền và nghĩa vụ của bên bị mua lại mà chỉ quan tâm tới việc làm sao để loại bỏ bên bị mua lại trên thị trường càng sớm càng tốt. Vì thế, Grab có thể sẽ không tiếp nhận lại nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền thuế từ Uber và Uber sẽ vẫn là người có nghĩa vụ phải nộp thuế.
Nếu việc mua bán, sáp nhập công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng hợp đồng mua bán diễn ra ở nước ngoài thì liệu Việt Nam có thu được thuế thu nhập DN trên phần lợi nhuận mà Uber được hưởng sau khi bán thị phần của mình ở Việt Nam?
- Tại Điều 7, Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định: “Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau: Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam; Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản”.
Như vậy có thể hiểu rằng, cho dù hợp đồng mua bán sáp nhập giữa Uber Hà Lan và Grab được thực hiện ở nước ngoài nhưng thu nhập đó phát sinh từ Việt Nam thì bên hưởng thu nhập vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cho Chính phủ Việt Nam theo đúng quy định. Tất nhiên, câu chuyện kê khai thuế, đóng thuế, thu thuế như thế nào sẽ còn là một câu chuyện còn khá dài và gian nan với cơ quan thuế Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!