Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

HĐND Thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Kinhtedothi - Chiều 9/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Nghị quyết này quy định về mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn TP Hà Nội.

Đại biểu HĐND TP bấm nút thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp

Về đối tượng áp dụng: cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hoặc tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật gây ra tại TP Hà Nội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về đối tượng hỗ trợ: cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) trên địa bàn TP Hà Nội bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.

Về nội dung, mức hỗ trợ:

1. Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

a) Diện tích lúa:

Sau gieo trồng từ 1 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.

Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.

Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.

b) Diện tích mạ:

Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha.

c) Diện tích cây hằng năm khác:

Giai đoạn cây con (gieo trồng đến 1/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.

Giai đoạn cây đang phát triển (trên 1/3 đến 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.

Giai đoạn cận thu hoạch (trên 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 11.250.000 đồng/ha.

d) Diện tích cây trồng lâu năm:

Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 18.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha.

Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại đến năng suất thu hoạch nhưng cây không chết: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại làm cây chết hoặc được đánh giá là cây không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường; vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha.

Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.

Chiều 9/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn TP Hà Nội

2. Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp mới trồng đến 1/2 chu kỳ khai thác: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.

b) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp trên 1/2 chu kỳ khai thác, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên 03 năm tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 11.250.000 đồng/ha.

c) Diện tích vườn giống, rừng giống: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

d) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:

Nhóm cây sinh trưởng nhanh, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

Nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.

3. Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản)

a) Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm/hầm): hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.

b) Nuôi trồng thuỷ sản trong bể, lồng, bè: hỗ trợ 45.000.000 đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại.

c) Nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức khác: hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.

4. Mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai

a) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu)

Loại đến 14 ngày tuổi hỗ trợ 15.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi hỗ trợ 30.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi hỗ trợ 31.000 đồng/con; loại trên 42 ngày tuổi hỗ trợ 45.000 đồng/con.

b) Chim cút:

Loại đến 14 ngày tuổi hỗ trợ 3.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi hỗ trợ 5.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi hỗ trợ 6.000 đồng/con; loại trên 42 ngày tuổi hỗ trợ 10.000 đồng/con.

c) Lợn

Loại đến 14 ngày tuổi, hỗ trợ 750.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi 900.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi hỗ trợ 905.000 đồng/con; loại trên 75 ngày tuổi hỗ trợ 2.250.000 đồng/con.

Lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 4.500.000 đồng/con.

d) Bê cái hướng sữa

Bê cái hướng sữa đến 03 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con; Bê cái hướng sữa trên 3 tháng tuổi đến 06 tháng tuổi hỗ trợ 4.000.000 đồng/con; Bò sữa trên 06 tháng tuổi đến 09 tháng tuổi hỗ trợ 4.100.000 đồng/con; bò sữa trên 09 tháng tuổi hỗ trợ 12.000.000 đồng/con.

đ) Trâu, bò thịt, ngựa:

Loại đến 03 tháng tuổi hỗ trợ 1.500.000 đồng/con; loại trên 03 tháng tuổi đến 06 tháng tuổi hỗ trợ 3.000.000 đồng/con; loại trên 06 tháng tuổi đến 09 tháng tuổi hỗ trợ 3.100.000 đồng/con; loại trên 09 tháng tuổi hỗ trợ 7.000.000 đồng/con.

e) Hươu sao, cừu, dê, đà điểu: Hỗ trợ 2.500.000 đồng/con

g) Thỏ đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 50.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 70.000 đồng/con.

h) Ong mật (đàn): hỗ trợ 500.000 đồng/đàn

5. Mức hỗ trợ đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được quy định cụ thể tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 09/2025/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ

a) Diện tích cây quất cảnh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.

b) Diện tích cây đào cảnh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

c) Diện tích cây phật thủ đang trong thời kỳ kinh doanh (từ khi cây bắt đầu ra quả) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% -70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

d) Diện tích các loại cây trồng khác (có tên thường gọi là cây mai trắng, cây phát lộc, cây nhài nhật, cây hoa giấy, cây hoa trà, cây mai tứ quý, cây lan tiêu, cây hoa mộc, cây nguyệt quế, cây mai vạn phúc, cây mẫu đơn, cây tường vi, cây hoa đại) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.

đ) Diện tích cây khoai tây, khoai lang:

Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

e) Diện tích cây hoa Lily, hoa lan

Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

6. Trường hợp hỗ trợ bằng giống cây, con, hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

UBND cấp xã chủ động bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách cấp mình. Trường hợp sử dụng vượt quá 50% nguồn dự phòng, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường thẩm định, trình UBND TP xem xét bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách cấp TP và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

HĐND Thành phố Hà Nội chất vấn về quản lý an toàn thực phẩm, việc thực hiện cam kết của các sở, ngành 

HĐND Thành phố Hà Nội chất vấn về quản lý an toàn thực phẩm, việc thực hiện cam kết của các sở, ngành 

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, đây là một bước ngoặt của công tác Mặt trận, bởi trong số các vị được giới thiệu và hiệp thương cử tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam có 20 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy- những người đã trải qua một quá trình công tác, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn gắn với lý luận của Đảng; với cương vị này, mỗi người sẽ làm tròn hai vai.

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

10 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi – Việc cấp định danh điện tử (ĐDĐT) cho người nước ngoài (NNN) được thực hiện trong đợt cao điểm 50 ngày nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia và là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ