Câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam và các nước EU có cạnh tranh trực diện khi tham gia vào sân chơi này?Cơ cấu hàng xuất, nhập khác nhauTheo trang web cacnuocchauau.com, nền nông nghiệp của châu Âu có sự hỗn hợp với các sản phẩm xuất khẩu nhiều là lúa mỳ, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, ngô, khoai tây, đậu, đậu Hà Lan, củ cải đường. Bò sữa, bò thịt, heo, cừu, dê... cũng được sản xuất nhiều tại khu vực này.Về công nghiệp, khu vực này nổi tiếng với sắt thép, kim loại, dệt, quần áo, đóng tàu, ôtô, thiết bị ngành xe lửa, hóa chất, dụng cụ điện và các sản phẩm công nghệ cao.Nhìn về cơ cấu sản phẩm, ngành hàng của các nước EU cho thấy giữa EU-Việt Nam còn rất nhiều mặt hàng, cơ hội hợp tác cùng nhau phát triển.
Dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. (Ảnh : Danh Lam/TTXVN) |
Cơ hội cho cả haiÔng Phil Hogan, Cao ủy Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của EU, cho rằng Việt Nam là một nước có nền kinh tế năng động; mối quan hệ kinh doanh của Việt Nam và EU vững bền khi cả hai bên cùng có lợi.Sau Singapore, Việt Nam là nước thứ 2 kết thúc đàm phán EVFTA với EU. Theo đó, EU sẵn sàng đầu tư cung cấp các hàng hóa tốt nhất và giúp Việt Nam nâng cao trình độ quản lý về an toàn thực phẩm.Theo cuốn Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam-EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau với lộ trình tối đa là bảy năm từ phía EU và 10 năm từ phía Việt Nam. Đáng lưu ý, có nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất bằng 0 ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, cơ hội xuất khẩu đối với nhóm hàng nông sản rất lớn bao gồm thủy sản; gạo; đường; hạt tiêu; hạt điều; mật ong tự nhiên; toàn bộ các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến nước hoa quả tươi.Cụ thể, càphê hiện có mức thuế cơ sở là 0-11,5%; hạt tiêu là 0-4%; mật ong tự nhiên là 17,3%; toàn bộ sản phẩm rau, củ quả tươi và chế biến nước hoa quả tươi có mức thuế sở cao nhất là 20% sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2015 từ gần 300 triệu USD đến hơn 1,15 tỷ USD.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Made Clothing Việt Nam, 100% vốn nước ngoài. (Ảnh: Hải Âu/TTXVN) |