Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hiệu quả từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia

Hà Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Qua 4 năm triển khai, tình hình hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (ĐMCNQG) đã đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của các DN. Các nhiệm vụ khi đã triển khai đều mang lại hiệu quả cao.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ KH&CN Lê Xuân Định, nhằm nâng cao trình độ KHCN cho các DN, đầu năm 2015, Bộ KH&CN đã ra mắt Quỹ ĐMCNQG. Theo đó, Quỹ ĐMCNQG được đưa vào hoạt động với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Những năm qua, Quỹ đã tiếp nhận xấp xỉ 1.000 đề xuất. Trên cơ sở các đề xuất, Quỹ đã sàng lọc khoảng 300 dự án có tính khả thi và lựa chọn được gần 90 dự án đưa vào xem xét, phê duyệt. Hiện nay, có khoảng 30 dự án đã và đang triển khai hoạt động. Ngoài ra, các dự án khác đang chờ triển khai.
  Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ KH&CN Lê Xuân Định thông tin về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Có thể nói, Quỹ ĐMCNQG là một mô hình hoạt động hoàn toàn mới, bởi đối tượng chính là DN (trước đó đối tượng là các Viện Nghiên cứu và các trường đại học). Vì vậy, quá trình hoàn thiện các chính sách và quy định liên quan đến đối tượng thực thi nhiệm vụ KHCN với mục tiêu chính là đổi mới CN và qua nhiều khó khăn khác nhau để vừa đáp ứng yêu cầu của DN, vừa đáp ứng các quy định về quản lý sử dụng tài chính và tài sản của Nhà nước.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ KH&CN cho biết, hình thức của quỹ cấp cho các DN là tài trợ có đối ứng. Nghĩa là Nhà nước chỉ cung cấp một phần kinh phí, còn phần kinh phí chính để thực hiện các dự án là đến từ DN. Sau khi tổng kết và đánh giá các nhiệm vụ, Bộ KH&CN nhận thấy, đây là mô hình huy động lực lượng nguồn lực xã hội cho đổi mới CN rất tốt và nhu cầu của DN rất lớn.
“Tuy nhiên, mức độ kinh phí của Nhà nước không thể hỗ trợ toàn phần mà chủ yếu về phát triển và ứng dụng CN. Đây chính là đặc điểm khác biệt giữa các nhiệm vụ được tài trợ bởi Quỹ ĐMCNQG so với các chương trình quốc gia khác”, Vụ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh.
Đồng thời, Vụ trưởng cũng cho rằng, đây là chương trình đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của các DN nên các nhiệm vụ khi đã triển khai đều mang lại hiệu quả rất lớn.
Dẫn chứng cụ thể, Vụ trưởng nói, với DN Lương Quới chuyên chế biến các sản phẩm từ dừa (Bến Tre), khi ứng dụng CN mới qua chương trình ĐMCNQG là phương pháp xử lý dầu dừa không ra nhiệt để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn Châu Âu và Hoa Kỳ, tất cả các sản phẩm của DN này đã được bao tiêu ở các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Cho đến nay, DN đã đủ năng lực CN để bao tiêu toàn bộ sản phẩm  quả dừa ở trong khu vực Bến Tre.
Như đã biết, Việt Nam có kế hoạch biến ngành công nghiệp tôm theo định hướng của Thủ tướng trị giá 10 tỷ USD. Câu chuyện về con tôm trong cả một chuỗi sản xuất có nhiều câu chuyện nhưng quan trọng hơn đó là câu chuyện về tôm giống. Qua chương trình Quỹ ĐMCNQG, Bộ KH&CN đã hỗ trợ DN là chủ CN sản xuất tôm giống bố mẹ để có thể cung cấp cho thị trường khoảng 40 tỷ con. Như vậy, có thể đem lại phần kinh phí so với nhập khẩu đó khoảng 300 tỷ đồng.
Hay hiện nay, DN Sơn Hải Phòng có những loại sơn theo truyền thống thì DN vẫn sản xuất và vẫn đạt hiệu quả tốt. Nhưng với mục tiêu là bảo vệ môi trường, thì phải loại bỏ một số chất xúc tác gây hại cho môi trường. Như vậy, cần phải cải tiến CN. Trong trường hợp đó, Quỹ ĐMCNQG đã hỗ trợ CN sản xuất sơn mới cho DN Sơn Hải Phòng. Và sản phẩm này đã chiếm lĩnh đến 80% thị trường, đã thể hiện rất tốt trong việc vừa cải tiến CN vừa giữ được thị trường.