Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hình ảnh 6 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine Covivac phòng Covid-19 của Việt Nam

Tin, ảnh: Trần Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 15/3, tại Đại học Y Hà Nội, 6 tình nguyện viên đã được tiêm thử nghiệm vaccine Covivac phòng Covid-19 của Việt Nam.

Là một trong 6 tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm vaccine Covivac, anh T.H.M., 41 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ, anh không lo lắng mà chỉ có chút hồi hộp. Trước khi tiêm thử nghiệm, anh M. được khám lâm sàng, thử máu với một quy trình chặt chẽ. Sau tiêm, anh được thăm khám 8 lần và theo dõi định kỳ. “Tôi mong muốn vaccine Covivac sẽ được quốc tế công nhận và sau này vaccine được triển khai tiêm ở Việt Nam cũng như trên thế giới và thế giới”-anh M. chia sẻ.
 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cùng đại điện các đơn vị trực tiếp giám tại buổi tiêm thử nghiệm
Còn nữ tình nguyện viên (sinh năm 1995, ở Hà Nội) cho hay, mình biết đến chương trình tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covivac qua xem thời sự.  Sau 1 tuần suy nghĩ, đắn đo, nữ tình nguyện viên quyết định đến đăng ký thử nghiệm. “Lúc đầu đăng ký tôi có chút lo lắng, nhưng khi nghe bác sĩ tư vấn em cảm thấy yên tâm. Bố mẹ em cũng ủng hộ em tham gia thử nghiệm vì đây là một hoạt động giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Tôi nghĩ phải có những người tình nguyện như chúng tôi đóng góp phần công sức vào thử nghiệm thì mới biết vaccine có thành công hay không và có hiệu quả bảo vệ hay không. Chúng tôi mong muốn Việt Nam có một loại vaccine do chính Việt Nam sản xuất, với mức giá phải chăng để người dân được tiêm”- nữ tình nguyện viên cho hay.
Trước khi bước vào phòng tiêm, nữ tình nguyện viên tâm sự, cô có  hơi lo lắng và hồi hộp. Sau tiêm, nữ tình nguyện viên lưu lại 24 tiếng để theo dõi.
Chia sẻ ngay sau khi mũi tiêm thử nghiệm đầu tiên được thực hiện, PGS.TS Vũ Đình Thiểm-Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng vaccine và sinh phẩm, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, 6 người đầu tiên tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac giai đoạn 1 đã được thử nghiệm tại Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội với sự hỗ trợ phối hợp của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư.
 
“Đây là vaccine mới và đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu tiên nên vấn đề đảm bảo an toàn cho người thử nghiệm là vấn đề chúng tôi đặc biệt chú trọng và chuẩn bị hết sức kỹ càng. Thứ nhất, tại tất cả các điểm liên quan, chúng tôi đều bố trí bác sĩ và thuốc dự kiến cấp cứu. Thứ hai, có 1 phòng bác sĩ chuyên trực cấp cứu, nếu người thử nghiệm có phản ứng xảy ra sẽ được phát hiện kịp thời và xử lý kịp thời theo phác đồ. Thứ ba, chúng tôi tổ chức lưu người tình nguyện ở lại 24 giờ sau khi tiêm để theo dõi sức khỏe. Ỏ đây luôn có một nhóm kíp trực cấp cứu, cùng với thuốc, dụng cụ đầy đủ, để khi xảy ra bất kỳ tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thử nghiệm, chúng tôi xử trí kịp thời. Nếu cần thiết, sau khi xử trí ổn định, chúng tôi chuyển người tình nguyện đến bệnh viện”- PGS.TS Vũ Đình Thiểm nhấn mạnh.
Theo chia sẻ của PGS.TS Vũ Đình Thiểm, những người tình nguyện là những người cống hiến rất lớn cho cộng đồng và cho xã hôi. “Không có thử nghiệm lâm sàng thì không bao giờ có vaccine và không có người thử nghiệm lâm sàng thì không có vaccine. Đây là đúc kết 26 năm làm công tác thử nghiệm lâm sàng trên hàng triệu người của tôi”- bác sĩ Thiểm nói. 
Một số hình ảnh tại buổi tiêm thử nghiệm:
 
 
 Tình nguyện viên được sàng lọc trước khi tiêm thử nghiệm.
 
 Tư vấn, thăm hỏi trước khi tiêm.

 
 
 
 
 Tình nguyện viên được theo dõi, tư vấn sau tiêm.