Kinhtedothi - Nhằm phân tích, đánh giá khách quan vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống, ngày 28/5, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề "Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống".
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá khách quan vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; nâng cao nhận thức của tổ chức Hội và phụ nữ về bảo tồn, phát triển nghề truyền thống. Đặc biệt quan tâm các giải pháp phát triển mô hình kinh tế tập thể tại khu vực làng nghề, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP, trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP đã chủ động tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; tạo việc làm cho phụ nữ và gia đình. Trong đó, nhiều phụ nữ làng nghề đã trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.
Các đại biểu tham quan cơ sở sản xuất mây tre trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ
Hiện nay, toàn TP có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm 56% tổng số làng nghề); hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Trong số gần 350 nghệ nhân làng nghề, có 1/13 nữ Nghệ nhân nhân dân, 5/42 nữ Nghệ nhân ưu tú, 50/290 nữ Nghệ nhân Hà Nội.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về việc tiếp cận chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; một số chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; cơ hội, những thách thức đối với phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Qua đó, các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống; xúc tiến hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới; giải pháp hỗ trợ nữ nghệ nhân phát triển mô hình kinh tế tập thể, xây dựng thương hiệu làng nghề...
Kinhtedothi - Tối 17/5, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Kinhtedothi - Sáng 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Phát huy vai trò phụ nữ Thủ đô trong ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Kinhtedothi - Từ năm 2017 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện và cơ sở chú trọng xây dựng, thực hiện 1.921 mô hình bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kinhtedothi - Hôm nay, 21/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số TP Hà Nội đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Kinhtedothi-Ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối từ điểm cầu tỉnh đến các điểm cầu cấp huyện và cơ sở, nhằm triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.
Kinhtedothi - Ngày 21/5 tại Hà Nội, Thành ủy Hải Phòng phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Xây dựng mô hình Chủ nghĩa xã hội gắn với con người xã hội chủ nghĩa tại Hải Phòng giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo”.
Kinhtedothi-Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học, DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện phong trào "Bình dân học vụ số" và khẳng định đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Kinhtedothi - Các đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng được thuê nhà ở xã hội, trong đó bổ sung đối tượng thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.