Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hòa Bình ứng dụng chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển kinh tế

Kinhtedothi – Các nền tảng số, hệ thống ứng dụng dùng chung của Hòa Bình được đưa vào vận hành, sử dụng ở cả 3 cấp, góp phần thay đổi phong cách làm việc của các cấp lãnh đạo, cán bộ và cả người dân.

Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã và đang ưu tiên phát triển chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt chuyển đổi số trong xã hội. Tập trung chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, hoạt động cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.

Toàn tỉnh đã thành lập 1.482 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xóm, 151 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với gần 13.000 thành viên. Đây là "cánh tay" nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân.

Ngay từ đấu năm 2025, tỉnh Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị với các nội dung bám sát chỉ đạo của Trung ương. Theo đó, phát triển khoa học và công nghệ phải phù hợp với bối cảnh sắp xếp tinh gọn bộ máy; gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền số, xã hội số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính; phục vụ tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp và người dân. Đây được coi là 1 trong 5 khâu đột phá phát triển, trở thành yếu tố quan trọng quyết định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực I (bộ phận một cửa) hướng dẫn người nộp thuế ứng dụng công nghệ số để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Mục tiêu của Chương trình nhằm phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh để tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, phấn đấu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh. Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hàng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tăng dần theo yêu cầu phát triển. Hình thành ít nhất 1 khu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tập trung, hiện đại. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đạt trên 80%...

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Để cụ thể hóa, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể, tổ chức tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức về chuyển đổi số. Các đơn vị, địa phương triển khai các lớp học, khóa học trực tuyến, phổ cập kiến thức số trên nền tảng phù hợp, dễ tiếp cận với mọi đối tượng, kết hợp với lớp học trực tiếp, giúp người dân dễ dàng tiếp cận tri thức số. Các đơn vị, địa phương đẩy mạnh đào tạo kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là đối tượng yếu thế, người lớn tuổi, người lao động tự do để họ có thể ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống.

Thực hiện chuyển đổi số, đến nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại tỉnh Hòa Bình triển khai tới 100% cơ quan hành chính Nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các cơ quan Nhà nước xử lý văn bản điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, đồng thời thực hiện ký số văn bản điện tử, liên thông gửi lên trục liên thông quốc gia.

Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đều được cấp hộp thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc mở rộng đến các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Số tài khoản thư điện tử đã cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh là trên 13.000 tài khoản. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc đạt trên 50%.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://hoabinh.gov.vn gồm 1 cổng chính và 181 trang thông tin điện tử thành viên (20 sở, ban, ngành; 10 UBND cấp huyện và 151 xã, phường, thị trấn) thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin theo đúng quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Kinh tế số được đẩy mạnh và triển khai rộng khắp các lĩnh vực kinh tế. Kinh tế số nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững trên sàn thương mại điện tử Portmart.vn và Voso.vn.

Hiện nay, tỉnh Hoà Bình có 114/129 xã có hợp tác xã đạt 88,4%. Các hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực đã được kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, Postmart.

Việc phát triển kinh tế số đã dần thay đổi nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc.

Trong 3 năm (2022 - 2024), tỉnh Hòa Bình tổ chức 14 hội nghị tập huấn, tăng cường thiết bị cho 88 xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, phát sóng 71 phóng sự, 78 chương trình truyền thanh, in và phát hành hơn 13.000 bản tin giảm nghèo bền vững, 33.000 cuốn sổ tay tuyên truyền. Những con số ấy không đơn thuần là sản phẩm truyền thông, đó là tri thức, là động lực, đường dẫn đến tự lực cánh sinh. Và đó cũng là một phần thành quả từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ngoài cung cấp thông tin, chuyển đổi số còn đưa cơ hội việc làm đến tận tay người nghèo. Giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh đã tổ chức 88 phiên giao dịch việc làm lưu động, 2 ngày hội việc làm cấp tỉnh thu hút hơn 1.000 lao động và 40 doanh nghiệp tham gia. Không còn phải lặn lội đến tận nơi, người lao động có thể kết nối, nộp hồ sơ và phỏng vấn online ngay tại địa phương.

Không chỉ cán bộ, người dân cũng dần tiếp cận hệ sinh thái công nghệ. Trẻ em nghèo được hỗ trợ 239 máy tính phục vụ học tập; các cơ sở đào tạo nghề được đầu tư hàng trăm thiết bị hiện đại, từ máy chiếu, máy scan, đến hệ thống hội nghị trực tuyến. Những trang thiết bị ấy phục vụ học nghề và là cánh cửa mở ra thế giới mới - nơi "kỹ năng số” dần trở thành kỹ năng sống.

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình cũng đã triển khai thực hiện các dịch vụ công, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới: Cung cấp dịch vụ y tế, sổ khám chữa bệnh điện tử; phần mềm cơ sở dữ liệu; lắp đặt wifi miễn phí, internet cộng đồng, camera an ninh… Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực được người dân đầu tư hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tăng nhanh về quy mô, chất lượng cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.

Toàn tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới đã nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh, giúp tối ưu hoá hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Không để báo chí lỡ "chuyến tàu" AI

Không để báo chí lỡ "chuyến tàu" AI

16 May, 09:45 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những bước đột phá lớn trong lĩnh vực truyền thông, các chuyên gia tại Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh", do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 15/5 chung nhận định: Báo chí Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng với công nghệ để không bỏ lỡ "chuyến tàu" cách mạng trí tuệ nhân tạo AI.

Sản phẩm báo chí AI: cần sự giám sát chặt chẽ của con người

Sản phẩm báo chí AI: cần sự giám sát chặt chẽ của con người

15 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - "Sản phẩm báo chí AI cần sự giám sát chặt chẽ của con người" - đó là khẳng định của TS Cao Minh Thắng - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh" vừa diễn ra do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ