Họa sĩ nghiệp dư và “thầy giáo công nhân”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tôi với Văn Thao là bạn công nhân từ ngày Nhà máy Luyện thép Lưu xá đang khôi phục, chuẩn bị sản xuất mẻ thép lò bằng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất.

KTĐT - Tôi với Văn Thao là bạn công nhân từ ngày Nhà máy Luyện thép Lưu xá đang khôi phục, chuẩn bị sản xuất mẻ thép lò bằng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất.

Ngày Nhà giáo VN năm nay, món quà ý nghĩa nhất với thầy giáo - họa sĩ công nhân Văn Thao không phải là danh hiệu này hay giải thưởng khác, mà là bảng danh sách 299 học sinh trong 10 năm đã tốt nghiệp hoặc đang học kiến trúc sư, kĩ sư, họa sĩ…

Tôi với Văn Thao là bạn công nhân từ ngày Nhà máy Luyện thép Lưu xá đang khôi phục, chuẩn bị sản xuất mẻ thép lò bằng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất. Tôi là thợ sửa chữa điện, còn Văn Thao là thợ lái cầu trục trong nhà xưởng.Chúng tôi chơi với nhau vì cùng là công nhân, cùng là cộng tác viên (CTV) của Đài Truyền thanh Khu Gang thép Thái Nguyên. Lúc đó ở Đài Truyền thanh công nhân này đã có những bậc đàn anh trong làng văn, làng báo: Nhà văn Xuân Cang, các nhà báo Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Đức Thiện, Nguyễn Anh Bình…

 

Lớp CTV của Đài dễ có hơn chục người. Trong đó có Chu Hồng Hải (công nhân lái tàu, sau này thành nhà văn, vào Nam sinh sống, đã mất), Nguyễn Huấn (CN lái tàu, sau về học ĐH sân khấu, bây giờ làm ở Đài TNVN), Đào Thành Lạng (sau này về Nhà Văn hoá Công ty), tôi đi học ĐH báo chí rồi làm báo ở Hà Nội. Chỉ còn Văn Thao vẫn ở Nhà máy Luyện thép lâu hơn cả. Con đường đi lên của anh cũng khác chúng tôi và anh đã trở thành một công nhân đặc biệt - “công nhân họa sĩ” và là “thầy giáo công nhân”.

 

Bắt đầu từ một lớp vẽ phong trào

 

Văn Thao kể: Hơn 30 năm rồi, mình không thể quên bác Huỳnh Tấn Bính (quê Quảng Ngãi, nay đã mất), lúc đó là trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Xưởng Luyện thép (nay là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá) - Công ty Gang thép Thái Nguyên. Đầu năm 1978, Công ty mở một lớp vẽ mỹ thuật phong trào cho công nhân Khu Gang thép. Bác Bính tìm gặp mình và bảo “Đề nghị anh đi học vẽ để về làm kẻ vẽ cho đơn vị”.

 

Văn Thao được theo lớp vẽ ấy, ở Nhà Văn hoá Gang thép. Hai người thầy đầu tiên để lại ấn tượng và gieo trong anh niềm đam mê nghề vẽ: Thầy Hoàng Đức Toàn, khi đó là chuyên viên của Vụ Mĩ thuật (Bộ Văn hóa), thường xuyên đi dạy cho các lớp vẽ của công nhân và thầy Văn Thơ - họa sĩ từng nổi tiếng với bức tranh “Chiếm phủ Khâm Sai”. Câu nói của thầy Văn Thơ với mọi người trong lớp học, như một phát hiện, một niềm khích lệ và “bẻ lái” cuộc đời công nhân của anh: “Trong lớp 20 anh, tôi nghĩ sau này chắc chỉ có anh Hồ Tuyết Trinh và anh Văn Thao sẽ đi đến cùng sự nghiệp”.

 

Rồi, các họa sĩ tên tuổi: GS, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, họa sĩ Lương Xuân Nhị, họa sĩ Phạm Văn Đôn, họa sĩ - nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim… đều lên đỡ đầu cho lớp vẽ công nhân gang thép (hồi đó, giới văn nghệ sĩ Hà Nội thường xuyên lên với công nhân gang thép chúng tôi). Cuối năm đó - 1978, Văn Thao báo cáo kết quả với các thầy bằng bức tranh sơn dầu “Đúc trục cán thép”. Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ ôm Văn Thao vào lòng, nói: “Anh hãy cố gắng học và rèn luyện mình, nhưng không được để mất cốt cách của một họa sĩ nghiệp dư trong làng công nhân mà họa sĩ chuyên nghiệp không thể có được”.
 
Ảnh minh họa
Thầy Văn Thao và trò trong phòng học vẽ.