Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Kinhtedothi - Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, chất lượng của các quy hoạch được phân công thực hiện, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn số 1005/BKHĐT-QLQH gửi các bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc nhằm đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021.

Theo đó, về tiến độ, chất lượng lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ KH&ĐT đề nghị các bộ  khẩn trương hoàn thành, ban hành văn bản về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu định hướng phát triển và định hướng sắp xếp, phân bổ không gian trên địa bàn quốc gia, vùng, tỉnh các hoạt động của ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Quy hoạch và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021.

Các địa phương đang khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin trong quá trình triển khai lập đồng thời các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ giữa các quy hoạch với nhau; tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị được phân công khẩn trương tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, chất lượng của các quy hoạch được phân công thực hiện, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cần chủ động, tập trung, ưu tiên nguồn lực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan liên quan để sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trình thẩm định và phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình theo văn bản số 511/VPCP-TH ngày 19/1/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc các đề án, địa phương đăng ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022.

Về thực hiện nội dung quy định về Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo đó, một số quy định liên quan đến bảo vệ môi trường có sự thay đổi như đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh; Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; Trách nhiệm xin ý kiến của Bộ TN&MT về đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh; Trách nhiệm tổ chức thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh.

Do đó, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tỉnh và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh và nội dung đánh giá môi trường chiến lược theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Trên cơ sở đó, lấy ý kiến của Bộ TN&MT trước khi hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh theo quy định.

Về cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ KH&ĐT để đưa vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo hướng dẫn tại Văn bản số 6045/BKHĐT-QLQH ngày 9/9/2021 của Bộ KH&ĐT.

Về cập nhật thông tin và báo cáo về tiến độ lập quy hoạch, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp tục, thường xuyên báo cáo trực tuyến về tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 trên hệ thống thông tin của Bộ KH&ĐT trước ngày 20 hằng tháng. Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô: Sớm hoàn thiện mảnh ghép cuối

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô: Sớm hoàn thiện mảnh ghép cuối

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

08 Jul, 02:38 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2025.

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ