Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoàn thiện quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL đã chủ động rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành.

Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL, trong quý I/2025, thực hiện nhiệm vụ được giao về ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, nghị quyết được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp 8, với lĩnh vực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã xây dựng 3 Nghị định, 8 Thông tư quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định định mức kinh tế - kỹ thuật danh mục sự nghiệp công trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Đồng thời Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt: xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt; 1 Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; 5 Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; cấp 8 quyết định thăm dò, khai quật khảo cổ cho các tỉnh, TP; đưa 10 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024) cho 33 hiện vật và nhóm hiện vật.

Theo Bộ VHTT&DL, hoạt động kiểm kê di sản văn hóa đã được các tỉnh, TP triển khai trong nhiều năm qua, nhằm giúp cho việc nhận diện về di sản văn hóa trên địa bàn được rõ, cụ thể; giúp cho các cơ quan quản lý về văn hóa đưa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn hiệu quả hơn.

Tính đến nay, trên cả nước, UBND các tỉnh, TP đã xếp hạng trên 11.000 di tích cấp tỉnh, TP; Bộ VHTT&DL đã xếp hạng 3.653 di tích quốc gia và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 143 di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời, có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa. 620 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Hiện có hơn 4 triệu hiện vật, 327 bảo vật quốc gia rất đa dạng, đang được lưu trữ tại các bảo tàng, di tích trên cả nước.

Trong quý II/2025, Bộ VHTT&DL sẽ chuẩn bị nội dung, phối hợp các địa phương để bảo vệ các hồ sơ khoa học trình UNESCO ghi danh trong năm 2025. Đồng thời thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích…

Bảo vệ, tránh để mai một, thất lạc di sản văn hóa

Bảo vệ, tránh để mai một, thất lạc di sản văn hóa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh, bổ sung Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam vào quy hoạch

Điều chỉnh, bổ sung Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam vào quy hoạch

22 Apr, 03:22 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan khẩn trương lập hồ sơ trình chủ trương điều chỉnh, bổ sung Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ