Kinhtedothi - Trường ĐH Y Hà Nội vừa thông qua mức thu học phí mới đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho năm học 2022 – 2023. Mức học phí này khiến nhiều phụ huynh, sinh viên giật mình bởi một số chuyên ngành đào tạo, học phí tăng trên 70%.
Sinh viên ĐH Y Hà Nội khóa trước làm thủ tục nhập học (Ảnh: FB ĐH Y)
Cụ thể, các ngành Răng – Hàm – Mặt và khối ngành Y Dược của trường Đại học Y Hà Nội gồm: Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng sẽ có mức học phí là 2,45 triệu/tháng; khối ngành Sức khỏe gồm: Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng sẽ có học phí là 1,85 triệu/tháng; ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến có học phí là 3,7 triệu/ tháng.
Theo tính toán, so với năm học trước, mức học phí của một số ngành tại trường ĐH Y Hà Nội đã tăng lên trên 70%.
Phản ứng trước thông báo tăng học phí nêu trên, tại Fanpage chính thức của trường ĐH Y Hà Nội, không ít sinh viên, phụ huynh đều giật mình như: “Không thể tin nổi”, “giờ nhà giàu mới dám cho con học y”, “nghèo mà học giỏi thì lấy tiền đâu mà học”…
Được biết, năm học 2022 – 2023, hầu hết các khối ngành đào tạo đều tăng học phí, trong đó, khối ngành Y Dược là ngành có mức học phí tăng mạnh nhất.
Dưới đây là biểu học phí của trường ĐH Y Hà Nội năm học 2022- 2023:
Kinhtedothi - Ngày 11/3, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức tại buổi họp nghe báo cáo đề xuất hỗ trợ chính sách đặc thù mức thu học phí học kỳ I năm học 2021-2022.
Kinhtedothi - Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh đề xuất tăng học phí từ năm học 2022 - 2023. Theo đó, học phí sẽ tăng theo mức sàn - mức thấp nhất trong Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Kinhtedothi - Đây là khẳng định của ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh vào chiều 19/5.
Kinhtedothi - Từ mùa tuyển sinh năm 2026 – 2027, thay vì tuyển sinh đầu cấp theo tuyến như hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến tuyển sinh theo tiêu chí học gần nhà. Dù tận năm sau mới triển khai nhưng thông tin trên khiến phụ huynh và dư luận Thủ đô rất phấn khởi và cho rằng, đây sẽ là bước tiến mới giúp tăng thuận lợi, giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh.
Kinhtedothi - Sáng 12/4, tại trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025.
Kinhtedothi – Hà Nội có 4 trường THPT chuyên, gồm: chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, chuyên Chu Văn An và chuyên Sơn Tây; mỗi trường tuyển từ 9 đến 13 môn chuyên.
Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.
Kinhtedothi- Đại học Bách khoa Hà Nội tạo ra công thức quy đổi điểm giữa các phương thức phục vụ công tác tuyển sinh đại học năm 2025 và cũng là đơn vị đầu tiên công bố phương thức quy đổi dự kiến.