Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh |
Hội chợ đặc sản vùng miền đã trở thành một sự kiện thường niên của TP Hà Nội, trong những kỳ tổ chức trước, sự kiện đã thu được kết quả ra sao, thưa bà?- Hội chợ đặc sản vùng miền sau 5 lần tổ chức đã tạo được nhiều kết quả khả quan như: Doanh số bán hàng, hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm của các DN tăng trưởng qua mỗi kỳ. Đặc biệt, trong 2 kỳ tổ chức gần đây (2018 - 2019), lượng khách hàng đến tham quan, giao dịch, mua sắm tại hội chợ luôn đạt mức 80.000 - 90.000 lượt. Các DN sản xuất, bán lẻ tham dự sự kiện đã ký kết hơn hơn 350 hợp đồng đại lý, phân phối, cung ứng sản phẩm. Với những thành công đó, hơn 90% DN mong muốn tiếp tục tham gia các kỳ hội chợ tiếp theo.Trong kỳ tổ chức lần này, Hội chợ đặc sản vùng miền đã thu hút được bao nhiêu DN và tỉnh, thành tham gia?- Có thể nói qua các kỳ tổ chức, hội chợ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và quy mô và đã trở thành sự kiện xúc tiến thương mại uy tín để DN và các địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng; đồng thời tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.
Doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh kết nối giao thương cung - cầu tại hội chợ đặc sản vùng miền 2019. Ảnh: Lê Nam |
Trong các kỳ tổ chức trước đây, hội chợ chỉ có quy mô 200 gian hàng, thì năm 2020, quy mô hội chợ đã lên tới gần 300 gian hàng, thu hút sự tham gia của hơn 200 DN Việt Nam đến từ 60 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, lần đầu tiên có 54 tỉnh, TP trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” địa phương tại hội chợ. Nhằm hỗ trợ các tỉnh quảng bá sản phẩm và để người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy mặt hàng ưa thích, hội chợ được thiết kế, dàn dựng thể hiện hình ảnh các vùng miền, khu vực và tổ chức thành các khu chuyên biệt như: Khu gian hàng đặc sản thương hiệu vùng miền; khu nghệ thuật thực phẩm; khu chợ quê; khu không gian chè và cà phê; khu giao thương của các DN... Các sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền quy tụ tại chương trình lần này gồm: Thủy hải sản, bánh kẹo, chè, cà phê, hoa quả tươi, đồ uống, thực phẩm chế biến, nông sản, nhóm sản phẩm gia vị…Trong thời gian diễn ra hội chợ, các nghệ nhân sẽ trình diễn thưởng trà vùng Tây Bắc, quy trình sao tẩm chè sạch từ các vùng chè nổi tiếng và giới thiệu văn hóa trà; Trình diễn ẩm thực các vùng miền; Trình diễn, quảng bá thương hiệu đặc sản trái cây, cam (Cao Phong, Hà Giang, Hàm Yên), xoài Cao Lãnh, cà phê (Buôn Ma Thuật), sâm Ngọc Linh (Quảng Nam)...Hội chợ đặc sản vùng miền là một trong những hoạt động trọng tâm của TP Hà Nội hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu qua đó khai thác thị trường nội địa hậu Covid-19. Vậy hoạt động kết nối cung cầu sẽ được tổ chức như thế nào trong thời gian diễn ra hội chợ?- Nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ DN mở rộng, đa dạng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian diễn ra hội chợ, HPA phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai tư vấn, hỗ trợ DN kết nối với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Voso... Qua đó mở ra cơ hội cho các DN tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó tìm kiếm những khách hàng mà trước đây đối với kênh truyền thống, DN sản xuất bị giới hạn về không gian, thời gian. Ngoài ra, HPA còn tổ chức Hội nghị “Giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, TP năm 2020”. Hội nghị nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở, DN sản xuất, phân phối trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, TP gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước, xuất khẩu.Có thể nói đây là một trong những chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm thực hiện liên kết Hà Nội với cả nước nhằm hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm đặc sản vùng, miền đến người tiêu dùng, qua đó khai thác thị trường nội địa.Theo bà, DN các tỉnh, thành cần phải làm gì để xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm?- Mặc dù các tỉnh, thành đều có sản phẩm đặc sản đặc trưng. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn những hạn chế nhất định trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu, chất lượng, mẫu mã... Để khắc phục những nhược điểm này, các DN, cơ sở sản xuất cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng đầu tư hệ thống sản xuất hợp quy chuẩn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì theo từng nhóm đối tượng khách hàng, có tính thẩm mỹ cao, trước mắt tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa. Khi đã có đầy đủ kinh nghiệm và xây dựng được mối liên kết với các DN xuất khẩu mới đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.Để tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền đòi hỏi sự liên kết giữa nhà bán lẻ với đơn vị sản xuất. Vậy thời gian tới, HPA sẽ có những hoạt động gì để hỗ trợ DN các tỉnh khai thác thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm?- Ngoài việc tổ chức hội chợ thường niên vào dịp cuối năm tại Hà Nội, để có thể quy tụ sản phẩm đặc sản của các địa phương đến với thị trường Thủ đô, HPA còn phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh tổ chức các cuộc giao thương kết nối trực tiếp giữa DN Hà Nội và DN các tỉnh. Tại hội chợ lần này, HPA đã triển khai công tác kết nối trước, gửi thông tin sản phẩm, DN các tỉnh đến hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ... để DN bán lẻ Hà Nội tìm hiểu và ký kết hợp đồng trực tiếp nếu có nhu cầu. Chẳng hạn trong thời gian diễn ra hội chợ, HPA phối hợp với Tập đoàn VinGroup để triển khai chương trình kết nối các địa phương nhằm quảng bá, giới thiệu phẩm đặc sản vùng miền tại 79 trung tâm thương mại tại 43 tỉnh, thành trong cả nước. Xin cảm ơn bà!