Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách tín dụng miền Tây Nam bộ

Huyền Phạm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 28/6, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Ngân hàng Chính sách, Xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm (giai đoạn 2012 – 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, đến ngày 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng, tăng 64,5% so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. 
Đến hết năm 2016, tổng nợ quá hạn của các tỉnh trong khu vực là 224.542 triệu đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng, giảm 3,3% so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn.
Thay mặt lãnh đạo ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã đánh giá cao hiệu quả của nguồn vốn chính sách của NHCSXH với sự phát triển của miền Tây Nam bộ. Phó Thống đốc khẳng định, Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN, các đơn vị chức năng của NHNN cũng như các NHTM Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện tối đa cho NHCSXH trong việc ban hành các cơ chế chính sách có liên quan và đảm bảo nguồn vốn cho vay, giúp NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, NHNN đã chỉ đạo các NHTM Nhà nước thường xuyên duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH, đồng thời NHNN cũng tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ cho công tác giảm nghèo từ các tổ chức quốc tế…NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy chính quyền địa phương các tỉnh ĐBSCL, các tổ chức chính trị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng chính sách nói riêng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tổng kết 5 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ và cũng đúng dịp 3 năm thực hiện Chị thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Qua các ý kiến phát biểu có thể thấy, Sau 5 năm thực hiện Đề án và sau 3 năm triển khai Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư thì thành tích đạt được là rất ấn tượng.
"Đạt được kết quả trên, theo tôi là do cả hệ thống chính trị vào cuộc gồm các cấp ủy chính quyền, hội đoàn thể và đông đảo các thành viên vay vốn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn với việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới", Phó Thủ tướng khẳng định
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, hiện nay tổng dư nợ của cả hệ thống NHCSXH là 157 nghìn tỷ đồng nhưng ĐBSCL dư nợ chỉ 28 nghìn tỷ đồng; cả nước hiện có 6,7 triệu hộ vay vốn NHCSXH nhưng ĐBSCL cũng chỉ có gần 2,4 triệu lượt hộ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền khu vực ĐBSCL phải phấn đấu trong 3-5 năm tới 100% hộ nghèo, đối tượng chính sách nếu đủ điều kiện có nhu cầu thì phải được tiếp cận nguồn vốn.
Đồng thời, phải hạn chế, đẩy lùi tín dụng phi chính thức, nhất là tín dụng đen ở khu vực nông thôn. Muốn hạn chế được tín dụng đen thì phải phát triển tín dụng chính sách góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Phải tính toán tăng dư nợ lên, mức bình quân vay vốn lên và số hộ vay vốn tăng lên.
Về huy động nguồn vốn cho tín dụng chính sách, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong điều kiện khó khăn nhưng Đảng và Chính phủ vẫn dành 20-30 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho NHCSXH, trong đó có 5.000 tỷ đồng cấp vốn điều lệ; 3.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất cho chương trình cho vay nhà ở xã hội.
“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các chương trình khác cắt nhưng không cắt nguồn vốn NHCSXH nên đã dành một phần phân bổ cho NHCSXH trong kế hoạch vốn ngân sách đầu tư trung và dài hạn” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu, NHNN tiếp tục chỉ đạo các NHTM tiếp tục bố trí số dư tiền gửi 2% của NHTM để chuyển cho NHCSXH hoạt động; đề nghị các tỉnh, thành phố tăng thêm nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang cho NHCSXH cho vay.
Phó Thủ tướng đề nghị các Hội đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên chúng ta phải quản lý tốt công tác ủy thác vốn. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách, đảm bảo tính nhân văn của chính sách.
"Nếu làm tốt sự phối hợp, tôi tin tưởng rằng, sau 5 năm nữa tổng kết Đề án thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ thì bức tranh về hiệu quả tín dụng sẽ tốt hơn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp", Phó thủ tướng nhấn mạnh trong tóm tắt kết luận tại hội nghị.
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách tín dụng miền Tây Nam bộ
Ngày 28/6, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Ngân hàng Chính sách, Xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm (giai đoạn 2012 – 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo nội dung Báo cáo tại Hội nghị, Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, đến ngày 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng, tăng 64,5% so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.
Chất lượng tín dụng trong vùng được cải thiện. Đến hết năm 2016, tổng nợ quá hạn của các tỉnh trong khu vực là 224.542 triệu đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng, giảm 3,3% so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn.
Thay mặt lãnh đạo ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã đánh giá cao hiệu quả của nguồn vốn chính sách của NHCSXH với sự phát triển của miền Tây Nam bộ. Phó Thống đốc khẳng định, Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN, các đơn vị chức năng của NHNN cũng như các NHTM Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện tối đa cho NHCSXH trong việc ban hành các cơ chế chính sách có liên quan và đảm bảo nguồn vốn cho vay, giúp NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, NHNN đã chỉ đạo các NHTM Nhà nước thường xuyên duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH, đồng thời NHNN cũng tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ cho công tác giảm nghèo từ các tổ chức quốc tế…NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy chính quyền địa phương các tỉnh ĐBSCL, các tổ chức chính trị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng chính sách nói riêng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tổng kết 5 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ và cũng đúng dịp 3 năm thực hiện Chị thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Qua các ý kiến phát biểu có thể thấy, Sau 5 năm thực hiện Đề án và sau 3 năm triển khai Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư thì thành tích đạt được là rất ấn tượng.
"Đạt được kết quả trên, theo tôi là do cả hệ thống chính trị vào cuộc gồm các cấp ủy chính quyền, hội đoàn thể và đông đảo các thành viên vay vốn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn với việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới", Phó Thủ tướng khẳng định
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, hiện nay tổng dư nợ của cả hệ thống NHCSXH là 157 nghìn tỷ đồng nhưng ĐBSCL dư nợ chỉ 28 nghìn tỷ đồng; cả nước hiện có 6,7 triệu hộ vay vốn NHCSXH nhưng ĐBSCL cũng chỉ có gần 2,4 triệu lượt hộ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền khu vực ĐBSCL phải phấn đấu trong 3-5 năm tới 100% hộ nghèo, đối tượng chính sách nếu đủ điều kiện có nhu cầu thì phải được tiếp cận nguồn vốn.
Đồng thời, phải hạn chế, đẩy lùi tín dụng phi chính thức, nhất là tín dụng đen ở khu vực nông thôn. Muốn hạn chế được tín dụng đen thì phải phát triển tín dụng chính sách góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Phải tính toán tăng dư nợ lên, mức bình quân vay vốn lên và số hộ vay vốn tăng lên.
Về huy động nguồn vốn cho tín dụng chính sách, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong điều kiện khó khăn nhưng Đảng và Chính phủ vẫn dành 20-30 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho NHCSXH, trong đó có 5.000 tỷ đồng cấp vốn điều lệ; 3.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất cho chương trình cho vay nhà ở xã hội.
“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các chương trình khác cắt nhưng không cắt nguồn vốn NHCSXH nên đã dành một phần phân bổ cho NHCSXH trong kế hoạch vốn ngân sách đầu tư trung và dài hạn” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu, NHNN tiếp tục chỉ đạo các NHTM tiếp tục bố trí số dư tiền gửi 2% của NHTM để chuyển cho NHCSXH hoạt động; đề nghị các tỉnh, thành phố tăng thêm nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang cho NHCSXH cho vay.
Phó Thủ tướng đề nghị các Hội đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên chúng ta phải quản lý tốt công tác ủy thác vốn. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách, đảm bảo tính nhân văn của chính sách.
"Nếu làm tốt sự phối hợp, tôi tin tưởng rằng, sau 5 năm nữa tổng kết Đề án thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ thì bức tranh về hiệu quả tín dụng sẽ tốt hơn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp", Phó thủ tướng nhấn mạnh trong tóm tắt kết luận tại hội nghị.