Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 1
Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 2
Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 3

Từng là dòng sông thơ mộng gắn liền với lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội, sông Tô Lịch giờ đây đang oằn mình gánh chịu sự ô nhiễm nặng nề, trở thành nỗi ám ảnh về môi trường của người dân Thủ đô.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 4

Sông Tô Lịch, một nhánh của sông Hồng, len lỏi qua lòng Hà Nội, mang trong mình dòng chảy lịch sử nghìn năm. Từ thời Lý - Trần, Tô Lịch đã là một phần không thể thiếu của kinh đô xưa, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy, thúc đẩy giao thương, buôn bán, góp phần phát triển kinh tế phồn thịnh. Dòng sông không chỉ là mạch sống của kinh đô xưa mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ, nghệ thuật, in đậm dấu ấn trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Những hình ảnh quen thuộc như “con đò lá trúc qua sông” hay câu ca dao “Bắc cầu Giấy, bắc cầu Đông/ Bắc cầu sông Tô nhớ dòng sông Hồng” đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ, minh chứng cho vị trí đặc biệt của Tô Lịch trong trái tim người dân Hà Thành. Sông Tô Lịch còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng như chùa Thiên Phúc, đền Kim Liên, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của Hà Nội.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 5

Vào thời kỳ phong kiến, sông Tô Lịch từng được xem là "hộ thành hà", đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kinh thành. Dòng sông là một phần của hệ thống phòng thủ, giúp ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài. Đến thời Pháp thuộc, Tô Lịch vẫn giữ vai trò quan trọng trong giao thông vận tải, kết nối các khu vực trong thành phố. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị, dòng sông dần bị thu hẹp và ô nhiễm.Trải qua thời gian và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sông Tô Lịch dần bị “bức tử”, từ dòng sông thơ mộng trở thành “dòng nước chết” ô nhiễm nghiêm trọng. Màu nước đen kịt, bốc mùi hôi nồng nặc đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống ven sông. Cảnh tượng rác thải đủ loại trôi nổi trên mặt nước, lòng sông bị bồi lấp bởi bùn đất và chất thải công nghiệp không còn xa lạ. Những ngày nắng nóng, mùi hôi càng trở nên khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Nhiều người dân sống ven sông chia sẻ nỗi bức xúc về tình trạng ô nhiễm kéo dài. Bà Nguyễn Thị Lan, sống gần cầu Yên Hòa, cho biết: “Mấy chục năm nay, chúng tôi phải sống chung với mùi hôi của sông Tô Lịch. Mùa hè thì không dám mở cửa sổ, mùa mưa nước sông tràn lên gây ngập úng, ô nhiễm. Chúng tôi rất mong chính quyền sớm có giải pháp khắc phục tình trạng này.”

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 6

Chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ - Nhà nguyên cứu văn hóa dân gian nhận định: Sông Tô Lịch có ý nghĩa lịch sử, văn hóa với Thủ đô Hà Nội. Do đó, “hồi sinh” dòng sông này sẽ mang tới nhiều giá trị to lớn, vừa gìn giữ được một không gian lịch sử lại vừa có thể tạo thêm sản phẩm cho ngành du lịch. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Vĩ cũng nhấn mạnh, việc hồi sinh sông Tô Lịch đã được nói đến rất nhiều trong hàng chục năm qua những vẫn chưa thực hiện được. Chính vì thế, điều quan trọng vào lúc này là TP cần tập trung các giải pháp làm sao sớm để sông Tô Lịch trong sạch trở lại như xưa cũ. Chỉ khi dòng nước được làm sạch thì những ý tưởng về cảnh quan hai bên bờ sông mới có cơ sở để thực hiện.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 7

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng này là lượng nước thải sinh hoạt khổng lồ hàng ngày đổ thẳng ra dòng Tô. Hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến phần lớn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thẳng vào Tô Lịch. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn mét khối nước thải sinh hoạt đổ vào sông Tô Lịch.

Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh ven sông cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm. Việc quản lý, kiểm soát chất thải công nghiệp chưa thực sự hiệu quả, khiến nhiều doanh nghiệp vẫn lén lút xả thải trực tiếp ra dòng sông. Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm con sông. Việc xả rác bừa bãi, lấn chiếm lòng sông vẫn diễn ra phổ biến, bất chấp những nỗ lực tuyên truyền và xử phạt của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Nhiều người dân vẫn chưa nhận thức được hết tác hại của việc xả rác, xả thải ra môi trường, dẫn đến hành vi thiếu ý thức.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 8

Các chuyên gia môi trường đều đưa ra cảnh báo, ô nhiễm sông Tô Lịch không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, gây mất mỹ quan mà còn là mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Nước sông ô nhiễm có thể gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nguồn nước ngầm. Ô nhiễm sông Tô Lịch cũng gây ra thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến du lịch và các hoạt động kinh tế khác ven sông. Hậu quả của ô nhiễm sông Tô Lịch là vô cùng nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, làm mất cân bằng sinh thái, mà còn làm mai một giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch của dòng sông.

PGS.TS Đào Trọng Tứ - Chuyên gia nghiên cứu sông ngòi Việt Nam cho rằng, để hồi sinh sông Tô Lịch, ngoài những giải pháp mang tính chuyên môn kỹ thuật như bơm nước sạch vào làm loãng nước sông, xây dựng hệ thống thu gom nước thải hai bên bờ sông…; một yếu tố rất quan trọng khác cũng phải tính đến đó là nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt là các hộ dân sống hai bên bờ sông Tô Lịch. Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm như lấn chiếm hành lang sông, đổ phế liệu, rác thải gây ô nhiễm. “Nếu chúng ta làm nghiêm túc, tôn trọng kiến nghị của các chuyên gia, người dân cùng chung tay thực hiện, tôi tin sông Tô Lịch sẽ sẽ sạch” – chuyên gia Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 9

Hình ảnh dòng sông thơ mộng trong ký ức của nhiều người giờ chỉ còn là hoài niệm. Các hoạt động du lịch, văn hóa ven sông cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá trị bất động sản ven sông sụt giảm, người dân phải sống trong môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tô Lịch không chỉ là một dòng sông, mà còn là biểu tượng cho trách nhiệm cộng đồng đối với môi trường. Việc hồi sinh dòng sông này không chỉ là trách nhiệm của chính quyền các cấp mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Hà Nội, để trả lại cho Thủ đô một dòng sông trong sạch, góp phần xây dựng một TP xanh, sạch, đẹp.

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 10

Hành trình “giải cứu” Tô Lịch vẫn còn nhiều gian nan, nhưng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, cùng với sự quyết tâm của chính quyền và sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, hy vọng về một dòng sông “sống lại”, trở về vẻ đẹp vốn có, vẫn còn đó. Tô Lịch cần được hồi sinh không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần, để dòng sông tiếp tục chảy mãi trong lòng Hà Nội, là niềm tự hào của người dân Thủ đô.

(Còn nữa)

Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 11
Hồi sinh sông Tô Lịch: Hành trình của giải pháp và trách nhiệm cộng đồng - Ảnh 12

06:49 23/12/2024