Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn 1.570 trẻ em bị xâm hại

Thảo Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 24/6, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - khuyến nghị chính sách”.

Hội thảo nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Sử dụng các kết quả nghiên cứu cập nhật, hội thảo đặt kết nối không gian gia đình với các chính sách, dịch vụ xã hội, các động lực từ khu vực thị trường, cộng đồng, từ đó phân tích những khoảng trống về chính sách, về can thiệp, dịch vụ và nghiên cứu, kiến nghị giải pháp đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
 Quang cảnh hội thảo
Hội thảo là một trong các hoạt động thực hiện chủ đề năm 2019 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” do Hội LHPN Việt Nam phát động, được tổ chức trong bối cảnh có nhiều vấn đề đáng lưu tâm liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em hiện nay.
Năm 2018, có tới 8.056 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, chiếm 85,14% tổng số người bị bạo lực gia đình . Theo thống kê của UNWomen, 34,4% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực tình dục, xếp thứ hai ở khu vực Đông Nam Á. Đối với trẻ em, năm 2018 có 1.579 trẻ em bị xâm hại và hơn 2.000 vụ bạo lực học đường được phát hiện. Trung bình mỗi ngày có 4,6 trẻ em bị xâm hại tình dục. Cùng với đó, ngày càng nhiều vụ xâm hại, quấy rối tình dục xảy ra tại nơi làm việc và nơi công cộng gây bức xúc dư luận.
Mặc dù đã có nhiều chương trình, chính sách và mô hình can thiệp, bảo vệ, tuy nhiên, chưa đủ so với các vụ việc và nguy cơ mất an toàn của phụ nữ và trẻ em xảy ra hiện nay. Thực trạng này đặt ra yêu cầu về việc xem xét một cách kỹ lưỡng tất cả các chiều canh và không gian về an toàn cho phụ nữ và trẻ em, kết hợp với các đặc thù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước hiện nay nhằm đảm bảo không gian an toàn bao trùm và hiệu quả, đảm bảo quyền của phụ nữ và ừẻ em để nhóm dân số này đóng góp tốt hon vào quá trình phát trien của đất nước.
Hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo tham luận từ các chuyên gia, các nhà khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên trên toàn quốc, từ đó, chọn ra được 38 tham luận để đăng trong Kỷ yếu và 14 bài trình bày tại Hội thảo. Ngoài việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em, các tác giả đã tập trung phân tích không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong 3 không gian, chiều cạnh cụ thể: Nơi công cộng, trong gia đình và về chính sách, giải pháp can thiệp. Đặc biệt, các báo cáo còn đề cập đến những vấn đề nóng hiện nay: Xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường, quấy rối tình dục, bạo lực gia đình, hình phạt trong nhà trường,... và cả những vấn đề tương đối mới và có tính tiệm cận xu hướng nghiên cứu của thế giói như sexting, bảo về trẻ em trong thế giới công nghệ số,...
Hội thảo là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu và thực hành xã hội cùng trao đổi, xây dựng một bản đồ tích hợp những không gian mà phụ nữ và trẻ em là chủ thể, chỉ ra những khu vực mất an toàn và nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó, xác định được những nội dung cần quan tâm về xây dựng chính sách, nghiên cứu, can thiệp nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em một cách hiệu quả.