Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ô nhiễm không khí là một trong những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, và trong số các ca tử vong vì nguyên nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm nhiều nhất do có dân số đông và mức đô ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Environmental Research Letters, cho biết ô nhiễm không khí do con người gây ra có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 2 triệu người trên thế giới mỗi năm.

Theo nghiên cứu trên, ước tính có khoảng 470.000 người bị chết mỗi năm do sự gia tăng lượng khí ozone, khoảng 2,1 triệu ca tử vọng do sự gia tăng các hạt vật chất nhỏ bé trong không khí có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và bệnh đường hô hấp khác, mà các sự gia tăng này đều do con người gây ra.

Nhà khoa học Jason West thuộc Đại học Bắc Carolina, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một trong những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, và trong số các ca tử vong vì nguyên nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm nhiều nhất do có dân số đông và mức đô ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí - Ảnh 1
 
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành mô phỏng 14 mô hình về nồng độ ozone và sáu mô hình các hạt vật chất nhỏ bé trong không khí vào năm 1850 khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp và năm 2000. Kết quả cho thấy sự thay đổi khí hậu từ kỷ nguyên công nghiệp có thể góp phần vào số lượng ca tử vong, mặc dù là tương đối nhỏ, với 1.500 ca tử vong vì ozone và 2.200 ca tử vong vì các hạt vật chất nhỏ trong không khí mỗi năm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo nhiều cách, có thể dẫn đến sự gia tăng hay suy giảm cục bộ mức độ ô nhiễm không khí. Chẳng hạn, nhiệt độ và độ ẩm có thể làm thay đổi mức độ phản ứng dẫn đến hình thành và thời gian tồn tại của các chất gây ô nhiễm, và lượng mưa cũng ảnh hưởng đến thời gian các chất gây ô nhiễm có thể tích lũy. Hay nhiệt độ cao có thể làm tăng lượng khí thải chứa các thành phần hữu cơ từ thực vật có thể dẫn đến các phản ứng trong bầu khí quyển để hình thành khí ozone hay các hạt vật chất nhỏ bé.

Theo Jasson West, có rất ít nghiên cứu đã cố gắng đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ đến chất lượng không khí và sức khỏe con người, và những tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ có thể là một thành phần rất nhỏ trong hiệu ứng tổng thể của ô nhiễm không khí./.