Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 24 năm hành trình sứ mệnh blouse trắng

Kinhtedothi - Dù hiện nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng trong ký ức của Thầy thuốc Ưu tú, TS Phạm Bá Hiền, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Đống Đa vẫn còn đọng lại những cảm xúc bồi hồi, khó tả.

Hơn 24 năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, bén duyên với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, có lẽ với Thầy thuốc Ưu tú, TS Phạm Bá Hiền (sinh năm 1974) - Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Đống Đa, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022 niềm vui lớn nhất là được cống hiến, khám và điều trị cho người dân, mãn nguyện khi nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh trở về cuộc sống đời thường.

Thầy thuốc Ưu tú, TS, bác sĩ Phạm Bá Hiền - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Trần Thảo

Sứ mệnh ... không “chọn việc nhẹ nhàng”

Dù hiện nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng trong ký ức của Thầy thuốc Ưu tú, TS Phạm Bá Hiền vẫn còn đọng lại những cảm xúc bồi hồi, khó tả. Bởi đó là khoảng thời gian, bác sĩ và ngành y tế đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách do diễn biến của đại dịch Covid-19.

Hồi tưởng lại những ngày tháng lăn lộn, chống dịch Covid-19, bác sĩ Phạm Bá Hiền chia sẻ, vào thời điểm cuối tháng 7/2021, khi Hà Nội cùng cả nước đang căng mình chống dịch Covid-19, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã chủ động tham mưu với Sở Y tế Hà Nội để thành lập các cơ sở thu dung điều trị người mắc Covid-19. Xung phong “chia lửa” với TP, BV Đa khoa Đống Đa nhận nhiệm vụ triển khai cơ sở thu dung đầu tiên tại khu tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai).

Ngay sau khi được TP phân công triển khai cơ sở thu dung, cách ly, tiếp nhận người bệnh Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại khu tái định cư Đền Lừ III, “đội đặc nhiệm” của BV Đa khoa Đống Đa đã bắt tay ngay vào nhiệm vụ đặc biệt sau 72 giờ. Do đây là mô hình thu dung F0 đầu tiên dựa vào sự phối hợp của các ban, ngành nên quá trình triển khai thực hiện BV gặp rất nhiều khó khăn.

Thế nhưng, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “vị thuyền trưởng” ấy cùng các cán bộ, y bác sĩ trong “đội đặc nhiệm” của BV đã quên ăn, quên ngủ, nỗ lực hết mình vì Hà Nội. Sau 231 ngày hoạt động, đến ngày 22/3/2022, khi bệnh nhân cuối cùng ra viện, cơ sở thu dung Đền Lừ đã tiếp nhận 6.422 người bệnh, không có trường hợp tử vong.

Người “tái sinh” những mảnh đời nhiễm HIV/AIDS

Có lẽ, trong 24 năm mang sứ mệnh blouse trắng, bác sĩ Phạm Bá Hiền không chỉ lặng thầm cống hiến trên tuyến đầu chống dịch Covid-19, mà vị thuyền trưởng ấy còn được mệnh danh là “người hùng có trái tim nhân ái của bệnh nhân HIV/AIDS”.

“Nếu mình không làm thì bệnh nhân biết đi về đâu? Bệnh nhân lấy ai để thấu hiểu giúp họ tái sinh lại cuộc sống ngày mai? Phải chứng kiến đến đau lòng khi những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một xa khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống đang diễn ra quanh họ thật xót xa” – đó là những trăn trở đã luôn theo bác sĩ Hiền.

Xúc động nhớ lại những câu chuyện của một đôi vợ chồng trẻ, chưa có con, tuy nhiên, người chồng không may nhiễm HIV do vô tình lây qua quan hệ tình dục bên ngoài. Khi ấy, người chồng lo không qua khỏi, thương vợ nên khi điều trị tại BV đã tìm cách tự tử. Trong hôm định mệnh đó, bác sĩ Phạm Bá Hiền điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cũng có mặt ở đó bỗng thốt lên, trấn tĩnh: “Tại sao lại dại dột thế em ơi! Các bác sĩ đã có hướng điều trị, thay thuốc cho em. Một vài ngày nữa là em sẽ ổn. Giờ em bình tĩnh nhé…”. Nói rồi, bác sĩ Hiền xử lý vết thương và nhanh chóng đưa bệnh nhân đi phẫu thuật. Lúc đó, bệnh nhân vã mồ hôi, sốc nặng do mất nhiều máu…

Do tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị ARV cùng với lòng nhân ái, sự kiên trì, bền bỉ và những lời động viên chân thành của bác sĩ Phạm Bá Hiền nên người chồng dần lấy lại tinh thần, sống khỏe, sức đề kháng tốt, kiểm soát được virus. May mắn hơn người chồng đã không lây nhiễm cho vợ và hạnh phúc thực sự đến 2 vợ chồng trẻ khi họ sinh được một thiên thần nhỏ nhưng không hề bị lây nhiễm HIV. “Tự đáy lòng mình, bệnh nhân thầm cảm ơn tôi và nói “chính anh là người đã sinh ra em lần thứ hai”.

Vốn bén duyên với nghề từ một bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm, trong hành trình nghề, bác sĩ Phạm Bá Hiền luôn xác định phải đối mặt với nhiều khó khăn, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy khi trực tiếp chăm sóc. Có lẽ, dù ở thời đại nào thì cái nhìn của xã hội về HIV vẫn là một điều đáng quan tâm, thậm chí bác sĩ Hiền cũng bị đồng nghiệp, bạn bè ngại tiếp xúc vì lo ngại lây bệnh HIV.

Có thời điểm, nhiều bác sĩ chuyên môn khác cũng e dè khi tiếp xúc với bác sĩ Hiền. Họ luôn lo lắng sẽ bị lây nhiễm HIV từ chính bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc điều trị cho bệnh nhân. Nên để tìm và giữ chân được một cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS không phải dễ dàng, không ít người đã phải “bỏ cuộc” trước cái nhìn không thiện cảm từ đồng nghiệp và mọi người xung quanh.

Chính sự kiên trì, bền bỉ, tận tụy với công việc đặc biệt đã giúp bác sĩ Phạm Bá Hiền có được những “trái ngọt” trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với vai trò của bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, ông đã điều trị trực tiếp cho hơn 1.000 người bệnh; tham gia hội chẩn các ca bệnh khó nhằm giảm số nhiễm mới, số ca tử vong do AIDS… Ngoài ra, bác sĩ Hiền còn hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng khám HIV/AIDS của nhiều tỉnh, TP trong cả nước…

Không chỉ vậy, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, với sự xâm nhập của các dịch bệnh như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, sởi, tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… “vị thuyền trưởng” ở tuổi 48 luôn dấn thân, âm thầm góp phần khống chế thành công các bệnh dịch nguy hiểm trên địa bàn Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

21 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi- Em Ngũ Phương Linh (sinh năm 2017), hiện đang học lớp 2/1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, TP Biên Hòa, Đồng Nai, đã có hơn một năm tham gia thi đấu cờ vua và giành được nhiều giải thưởng lớn. Tính đến nay, em đã đạt được 7 cúp vàng và 28 huy chương ở các giải cờ vua khác nhau.

Nơi 2.000 đồng không chỉ mua cơm, mà còn mua hy vọng sống

Nơi 2.000 đồng không chỉ mua cơm, mà còn mua hy vọng sống

17 Apr, 10:45 PM

Kinhtedothi - Nằm đối diện bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, có một quán cơm đặc biệt mang tên “Nụ cười Shinbi”. Chỉ với 2.000 đồng/suất, quán không những giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn tiếp thêm tình yêu và nghị lực cho những bệnh nhân ung thư đang ngày ngày chống chọi với bệnh tật.

Quận Hoàng Mai: Cán bộ phường lăn xả cứu người dân trong hoả hoạn

Quận Hoàng Mai: Cán bộ phường lăn xả cứu người dân trong hoả hoạn

16 Apr, 02:32 PM

Kinhtedothi - “Bất cứ cán bộ phường Thanh Trì nào có mặt tại hiện trường đều xông vào đám cháy để cứu người, tài sản, huống hồ chi tôi với vai trò Phó Bí thư Đảng ủy phường, càng phải có trách nhiệm, đi đầu” - Phó Bí thư Đảng ủy phường Thanh Trì Phạm Ngọc Hưng chia sẻ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ