Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 3.800 tin, bài tuyên truyền về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Kinhtedothi - Theo thống kê, trong thời gian từ ngày 6/5/2025 đến ngày 23/5/2025, đã có 3.808 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thông tin tuyên truyền, phổ biến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Công tác truyền thông chính sách được tổ chức quy mô đồ sộ, bài bản

Tổ công tác của Bộ Tư pháp về nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ngày 25/5 đã có buổi làm việc để thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương Dự thảo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tổ công tác của Bộ Tư pháp thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương các Dự thảo Báo cáo tổng hợp, ngày 25/5

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Hạnh cho biết, mặc dù còn thời hạn tổng hợp số liệu nhưng Bộ Tư pháp vừa có văn bản đốc thúc các bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện Báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi về Bộ Tư pháp.

Qua công tác trao đổi, nắm tình hình thường xuyên với các bộ, ngành, địa phương, có thể nhận định, chưa bao giờ công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông chính sách được tổ chức quy mô đồ sộ, bài bản, rộng khắp, có kế hoạch chi tiết, cụ thể, thực hiện thành cao điểm, có sự tham gia của tất cả các chủ thể như đợt tuyên truyền, phổ biến về công tác sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này.

"Việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chỉ được tiến hành trong 1 tháng, từ 6/5 – 5/6/2025, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện nhiều cải cách lớn về thể chế và bộ máy nhà nước. Do đó, yêu cầu đặt ra là không chỉ bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, mà còn phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương" - bà Nguyễn Thị Hạnh thông tin.

Sau khi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 3883/VPCP-PL về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tại văn bản này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; quản lý thông tin báo chí trong quá trình lấy ý kiến. Các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến, đưa tin về hoạt động lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thào Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đồng thời, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyên truyền, phổ biến, vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Hạnh cho biết, mặc dù còn thời hạn tổng hợp số liệu nhưng Bộ Tư pháp vừa có văn bản đốc thúc các bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện Báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi về Bộ Tư pháp

Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố tài liệu lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ban hành kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo, phổ biến, quán triệt việc tổ chức lấy ý kiến tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm.

Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan liên quan, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương đều đẩy mạnh truyền thông kịp thời, rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung sửa đổi Hiến pháp, từ đó chủ động, tự giác tuân thủ, thực hiện sau khi Hiến pháp được thông qua. Việc tuyên truyền được thực hiện cả trước, trong khi quá trình triển khai lấy ý kiến diễn ra.

Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt về nội dung và cách thức lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết theo nhiều phương thức khác nhau, như mời các chuyên gia tham dự hội nghị phổ biến và hướng dẫn việc lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp. Các cổng thông tin của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí chủ lực mở các chuyên mục, đăng tải liên tục các tin, bài về tiến trình thảo luận, nội dung dự thảo, ý kiến đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhân sĩ trí thức.

Ở cấp cơ sở, lực lượng công an xã, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp thôn, phát thanh cơ sở, phát tờ rơi, gõ cửa từng hộ gia đình hướng dẫn góp ý qua ứng dụng VNeID…

Đáng chú ý là việc kết hợp linh hoạt giữa truyền thông hiện đại (báo điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng) và truyền thông truyền thống (loa phát thanh, họp dân, tọa đàm trực tiếp) đã giúp tăng độ phủ và chiều sâu tiếp cận, bảo đảm mọi tầng lớp Nhân dân, từ công nhân đô thị, trí thức, cán bộ công chức đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đều có cơ hội tiếp cận và tham gia đóng góp ý kiến.

Theo số liệu thống kê của Cục Báo chí, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong thời gian từ ngày 6/5/2025 tới ngày 23/5/2025, đã có 3.808 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thông tin tuyên truyền, phổ biến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhiều cơ quan báo chí mở các tuyến bài, chuyên mục về nội dung Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Hà Nội: đa dạng hình thức để cán bộ, người dân thể hiện các ý kiến tâm huyết vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội: đa dạng hình thức để cán bộ, người dân thể hiện các ý kiến tâm huyết vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí cần đồng hành với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh

Báo chí cần đồng hành với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh

27 May, 10:20 PM

Kinhtedothi - Báo chí không chỉ giúp nâng cao năng lực và kiến thức cho người tiêu dùng, DN về kinh tế xanh, mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho DN, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Ứng Hòa, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Ứng Hòa, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây

27 May, 10:02 PM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành 3 Quyết định: số 2639/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Ứng Hòa; số 2659/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 thị xã Sơn Tây; số 2676/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Ba Vì.

Khi báo chí trở thành lực đẩy thể chế cho kinh tế tư nhân

Khi báo chí trở thành lực đẩy thể chế cho kinh tế tư nhân

27 May, 09:41 PM

Kinhtedothi - Hai văn kiện quan trọng - Nghị quyết 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98/2025/QH15 (Nghị quyết 98) của Quốc hội đã xác lập vị thế trung tâm của khu vực kinh tế tư nhân trong chiến lược phát triển quốc gia. Nhưng để các đột phá thể chế được hiện thực hóa trên thực tế, không thể chỉ dựa vào ban hành văn bản…

Báo chí - “Người bạn pháp lý” của doanh nghiệp trong thời đại rủi ro thông tin

Báo chí - “Người bạn pháp lý” của doanh nghiệp trong thời đại rủi ro thông tin

27 May, 09:06 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thông tin lan truyền với tốc độ chưa từng có, báo chí chính thống không chỉ là kênh đưa tin, mà đang dần trở thành một “người bạn pháp lý” của DN, góp phần bảo vệ hình ảnh, danh dự và quyền được sửa sai của DN. Theo luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm, đây là một vai trò thiết yếu, cần được nhận diện đúng và nâng đỡ bằng cả thể chế pháp luật lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ