Hơn 300 người tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
Kinhtedothi - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 được tổ chức từ 17 - 20/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Bộ VHTT&DL thông tin, chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4); kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025), Bộ sẽ tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đây là hoạt động tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 có sự tham gia của hơn 300 người. Ảnh: Phạm Hương
Ngày hội cũng là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Đồng thời mang đến cho Nhân dân, du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam thông qua đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của Nhân dân trong việc gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 được tổ chức từ 17 - 20/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, TP. Trong đó có hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gồm: dân tộc Mường (Hòa Bình); dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú (Sơn La); dân tộc Mông (Hà Giang); dân tộc Tày, dân tộc Nùng (Thái Nguyên); dân tộc Dao (TP Hà Nội); dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (TP Huế); dân tộc Ba Na, dân tộc Gia Rai (Gia Lai); dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum); dân tộc Raglai (Ninh Thuận); dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk); dân tộc Khmer (Sóc Trăng).
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 cũng sẽ có sự góp mặt của 25 đồng bào dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); 20 đồng bào dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng); 30 đồng bào dân tộc Thổ (tỉnh Thanh Hóa); 20 đồng bào dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình); 10 đồng bào dân tộc Cơ Tu (huyện Phú Lộc, TP Huế).
Trong khuôn khổ chương trình sẽ có hoạt động trình diễn giới thiệu di sản, văn hóa địa phương. Cụ thể, chương trình “Sắc màu văn hóa dân tộc Khmer Sóc Trăng” sẽ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer; không gian âm nhạc truyền thống và giới thiệu quảng bá du lịch, triển lãm hình ảnh của tỉnh Sóc Trăng.
Không gian văn hóa “Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk” sẽ tái hiện Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; giới thiệu các nhạc cụ truyền thống: cồng chiêng, chiêng tre, ching cram... và biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ như hát Aray, dân ca, các ca khúc về Tây Nguyên, múa xoang...
Không gian trình diễn cà phê Tây Nguyên được tổ chức tại Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II, tái hiện không gian trình diễn cà phê truyền thống của đồng bào từ việc lựa chọn hạt, đến rang, giã tự nhiên và lọc bằng chính phương thức tự nhiên giới thiệu đến du khách cùng xem, trải nghiệm và thưởng thức…

Quốc tế hóa nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Kinhtedothi - Tại hội nghị đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 ngày 24/3, Thủ tướng nhắc tới MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)", góp phần quốc tế hóa nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam ra thế giới và dân tộc hóa văn minh nhân loại vào đất nước ta.

Phát triển văn hóa phải giữ được hồn cốt Hà Nội
Kinhtedothi - Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, văn hóa là nền tảng của đất nước, của dân tộc cũng như Thủ đô. Văn hóa là tổng hòa các khía cạnh của cuộc sống, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội.
Văn hóa là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước
Kinhtedothi - Khi bắt đầu bằng văn hóa mới có thể hun đúc nên những con người giàu khát vọng, có bản lĩnh, dấn thân đương đầu với khó khăn, thách thức, làm cho đất nước hùng cường mà không mất đi bản sắc.