Toạ đàm được tổ chức với mục đích để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ nông dân có thêm giải pháp và tiếp cận nhanh chóng với các phương pháp triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân đã đưa ra những thông tin tổng quan về tình hình nông nghiệp hiện nay tại tỉnh, đồng thời nhấn mạnh những chính sách khuyến nông và lợi thế khi phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như tăng giá trị nông sản, tiếp cận thị trường quốc tế chuyên nghiệp bài bản hơn...
Trong phần trao đổi của toạ đàm, các khách mời đã được lắng nghe những phương pháp, kinh nghiệm để triển khai mô hình nuôi trồng hiện đại một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng quan tâm đến những vật liệu bền, an toàn với nguồn nước và hệ sinh thái để ổn định sản xuất cũng như vượt qua những quy định khắt khe về nông sản xuất khẩu của các nước tiên tiến.
Đại diện Công ty Nhựa Tiền Phong, Phó Tổng Giám đốc Trần Nhật Ninh đã chia sẻ những giải pháp mới trong nông nghiệp như hệ thống tưới tự động, hồ điều tiết nước ngầm thông qua những sản phẩm mà Nhựa Tiền Phong đã tiên phong kết hợp với các tập đoàn lớn trên thế giới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất như phụ tùng lắp gioăng HDPE, phụ tùng zắc co, ống uPVC, sản phẩm cross-wave,.... đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe như ISO, ANZ...
Những sản phẩm này đã được tin dùng không chỉ trong nhiều dự án lớn về cải thiện môi trường sống tại Việt Nam mà còn là xu hướng tiêu dùng “xanh” trên thế giới. Có thể nói, sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại và ý thức bảo vệ môi trường đã tạo nên sự khác biệt và uy tín cho Nhựa Tiền Phong trong ngành nhựa xây dựng.
Qua đó, Nhựa Tiền Phong cũng thể hiện mong muốn được đồng hành cùng với các doanh nghiệp, hộ nông dân của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn cấp tiến này và cam kết sẽ luôn lắng nghe các nhu cầu để tìm ra những giải pháp tối ưu, không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên “nước” quý giá, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường.
Qua buổi tọa đàm, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã được cập nhật các thông tin giá trị và có thêm động lực để triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại đơn vị khi nhận thấy được những kết quả rất tích cực cho tiềm năng phát triển lâu dài như gia tăng sản lượng, tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản phục vụ cho chế biến và xuất khẩu...
Ngoài ra, để việc triển khai thực sự có hiệu quả cao cần có sự hưởng ứng tích cực cũng như sự nỗ lực của tất cả các tổ chức, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các hộ nông dân; cùng với đó là các chính sách, sự hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất từ phía các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như sự chung tay của các đơn vị cung ứng, tổng hợp lại mới góp phần đẩy nhanh để sớm đưa Tây Ninh trở thành một địa phương có nền nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam.