HoREA: Cần rộng cửa cho chuyển nhượng dự án để giảm nợ xấu

Theo Vnexpress
Chia sẻ Zalo

HoREA cho rằng nợ xấu có liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản và các ngành có liên quan đến bất động sản.

Tại góp ý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc là đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đi vay, người bảo lãnh vay, người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng.

HoREA cho rằng nợ xấu có liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản và các ngành có liên quan đến bất động sản. 
HoREA cho rằng nợ xấu có liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản và các ngành có liên quan đến bất động sản. Nợ xấu cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến có nhiều dự án bất động sản "trùm mền", dở dang. Đơn vị này cũng cho biết, hiện riêng TP HCM đã có khoảng 500 dự án ngừng triển khai, nợ xấu thường được bảo đảm bằng tài sản thế chấp là bất động sản, dự án bất động sản, nhà ở đã hoàn thành, nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo HoREA, cần nhìn nhận nợ xấu nhưng tài sản bảo đảm không xấu vì thông thường bất động sản khi thế chấp để vay tín dụng chỉ được tổ chức tín dụng định giá phổ biến ở mức trên dưới 60% giá trị thực tài sản bảo đảm của. Hiệp hội cũng cho rằng, nợ xấu có thể là tài sản của người đi vay, có thể là tài sản của bên thứ ba (người bảo lãnh vay tín dụng), cũng có trường hợp là căn hộ của người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng... Do vậy, khi xử lý nợ xấu đề nghị cần xem xét bao quát các vấn đề nêu trên.
Hiệp hội cũng cho rằng, để giải quyết nợ xấu trong thị trường bất động sản, HoREA đã nhiều lần đề nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản để cho phép chuyển nhượng dự án. "Cần coi việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư với nhau", Hiệp hội kiến nghị. Do đó, HoREA đã đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế chuyển nhượng dự án bất động sản.
Theo Hiệp hội, việc này sẽ giúp khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A), khai thông nguồn vốn, tái khởi động các dự án đang bị ngừng triển khai. Đây cũng là một giải pháp góp phần tích cực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mà chủ thể thực hiện lại chính là các doanh nghiệp bất động sản, sử dụng nguồn vốn tư nhân, hoàn toàn không liên quan đến ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2016, tổng nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được, trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần