Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huy động gần 90 tỷ đồng cùng hơn 100.000 máy tính, thiết bị ủng hộ Chương trình “Máy tính cho em”

Kinhtedothi – Sau một tháng triển khai Chương trình “Máy tính cho em” trên toàn quốc, đến nay, 52/63 Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh/TP đã triển khai, huy động được gần 90 tỷ đồng cùng hơn 100.000 máy tính, thiết bị ủng hộ Chương trình.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội và đời sống người dân Việt Nam. Hàng triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải chuyển sang học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện học tập trực tuyến thiết yếu như: Máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…. Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” trên toàn quốc.
 Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn Giáo dục Hà Nội tích cực huy động nguồn lực, ủng hộ chương trình
Trước đó, ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động Chương trình quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” (Chương trình) nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành giáo dục và đào tạo ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến, trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Đến nay, đã có 52/63 Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh/TP triển khai, huy động cho Chương trình; trong đó, cán bộ nhà giáo, người lao động ủng hộ được 36,2 tỷ đồng; các nguồn khác ủng hộ được gần 46 tỷ đồng. Ngoài ra, Chương trình còn nhận được 12.550 máy tính và máy tính bảng; 16.234 điện thoại thông minh và 74.559 thiết bị hỗ trợ học tập khác.
Thống kê cũng cho thấy, các đại học, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc ngành, đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam hơn 7,2 tỷ đồng. Hiện Chương trình vẫn được triển khai ở các tỉnh/TP, các trường đại học trên cả nước.
Toàn bộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến sẽ được Ban tiếp nhận, điều phối của Chương trình phân bổ nhanh chóng, hiệu quả về các địa phương, đến các học sinh theo đúng đối tượng ưu tiên đã nêu trong Chương trình.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ