Huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đang chứng minh tính khoa học đúng đắn. Tuy nhiên, để đạt được thành công, việc huy động nguồn lực cho các giải pháp nông nghiệp thuận thiên là một vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Cánh đồng lúa theo hướng thuận thiên của Bạc Liêu vào mùa thu hoạch. ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu. (Hoàng Nam)
Cánh đồng lúa theo hướng thuận thiên của Bạc Liêu vào mùa thu hoạch. ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu. (Hoàng Nam)
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Nam)
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Nam)

Thuận thiên - trách nhiệm của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Ngày 21/3/2024, tại Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử: "Cà Mau đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong nhiều năm qua". (Ảnh: Hoàng Nam)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử: "Cà Mau đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong nhiều năm qua". (Ảnh: Hoàng Nam)

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thông tin, ngày 26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”, đưa ra lộ trình hướng tới mức phát thải ròng bằng 0.

Mục tiêu tổng thể của chiến lược bao gồm: “Giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.”

Bà Cherie Russell - Quyền Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Nam)

Việt Nam đã có nhiều hành động triển để khai cam kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26 và COP28), khẳng định trách nhiệm của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên. Quan điểm chung là: “Mọi hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững.”

Cần hỗ trợ nguồn lực của quốc tế:

Theo Bộ NN&PTNT, để đạt được những vấn đề Nghị quyết 120 đặt ra, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của quốc tế trong cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm, các công cụ đánh giá, cho chuyển đổi nông nghiệp thuận thiên.

Ngoài ra cần sự hỗ trợ thu thập, đánh giá, lựa chọn các mô hình/giải pháp thuận thiên và thực hiện thí điểm các mô hình và dự án thuận thiên trong nông nghiệp, chú trọng tới các giải pháp kết hợp hài hòa đồng bộ giữa công trình và phi công trình - thích nghi theo điều kiện tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học…

Một số sản phẩm OCOP từ ngành nông nghiệp Cà Mau. (Ảnh: Hoàng Nam)
Một số sản phẩm OCOP từ ngành nông nghiệp Cà Mau. (Ảnh: Hoàng Nam)

Bên cạnh đó, Việt Nam đang cần sự hỗ trợ nguồn lực nhằm triển khai các “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030; 

Đại diện cho các tổ chức nước ngoài đang "hiến kế" cho nông nghiệp thuận thiên tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Nam)
Đại diện cho các tổ chức nước ngoài đang "hiến kế" cho nông nghiệp thuận thiên tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Nam)

Quốc tế ủng hộ

Tại Hội thảo, bà Loren Mayor - Giám đốc điều hành WWF-US (Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên - Hoa Kỳ) cho rằng: “Giải pháp thuận thiên là cách duy nhất hữu hiệu để phát triển ĐBSCL trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ để ĐBSCL cùng phát triển theo hướng thuận thiên.”

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại biểu trong nước và quốc tế tại hội thảo ngày 21/3. (Ảnh: Hoàng Nam)
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại biểu trong nước và quốc tế tại hội thảo ngày 21/3. (Ảnh: Hoàng Nam)

Bà Cherie Russell - Quyền Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam mong muốn đây là cơ hội tốt để kết nối quốc tế với Việt Nam trong vấn đề chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ông Lê Phước Hoài An - Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp vừa - Ngân hàng HSBC tại Việt Nam thông tin: “Theo dự báo, Việt Nam là một trong những quốc gia ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, trước mắt là an sinh của 20 triệu người dân ĐBSCL. Do vậy, HSBC cần thiết phải tham gia vào chống biến đổi khí hậu giảm khí thải tại Việt Nam. Đến 2030 HSBC cam kết hỗ trợ khách hàng sẽ được tiếp cận nguồn vốn giảm thải khí hậu bằng 0, trồng 150 hecta rừng ngập mặn tại Cà Mau…”.

 

ĐBSCL diện tích khoảng 40.000km2, có lịch sử khoảng 7.000 năm, dân số khoảng 17 triệu người. Nơi đây chủ yếu trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trái cây và rau quả,  cung cấp cho cả thị trường nội địa và quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam.

Theo đó, đóng góp hơn 90% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước, chịu trách nhiệm cho 90% xuất khẩu lúa của Việt Nam, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu khi Việt Nam đứng thứ 3 trong số các quốc gia xuất khẩu lúa lớn nhất thế giới.