Tập sách dẫn bạn đọc khám phá vùng biển đảo Paracels (tức hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ngày nay) với câu chuyện rượt đuổi của tàu Anh với tàu Bồ Đào Nha cùng nhiều sự kiện, biến cố hàng hải khác.Tập sách có tham khảo tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với phần hiệu đính của nhà sử học Nguyễn Nhã. Công ty Phan Thị sẽ gửi tặng các thiếu nhi ở quần đảo Trường Sa 200 tập truyện “Huyền bí Paracels”. Chuỗi sự kiện về văn chương Việt Nam Sáng nay (2/3), chuỗi 3 sự kiện lớn của văn chương Việt Nam (Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ III, Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ II và Ngày thơ Việt Nam lần thứ 13) khai mạc tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội với chủ đề “Văn học Việt Nam, biểu hiện rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc con người”. Diễn ra từ 2 - 7/3 với sự tham dự của gần 750 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, đây được xem là sự kiện “ngoại giao văn chương” lớn, tiếp sau các liên hoan nghệ thuật đã diễn ra trước đó như LHP quốc tế Hà Nội, Liên hoan âm nhạc Á – Âu… Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chuỗi sự kiện sẽ giới thiệu một Việt Nam “yêu văn chương và thơ ca” đến với bạn bè quốc tế. Trong đó Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương với mục đích rõ ràng là quảng bá và xuất khẩu văn chương Việt Nam ra thế giới. Ngày thơ Việt Nam năm nay có chủ đề về biển đảo, song “Sân thơ trẻ” được thay thế bằng “Sân thơ quốc tế” với sự góp mặt của các nhà thơ, nhà văn quốc tế bên cạnh các nhà thơ trẻ của Việt Nam. Không khí quốc tế cũng được mang đến Ngày thơ với triển lãm các hình ảnh giao lưu giữa văn học Việt Nam và thế giới, triển lãm các tác phẩm văn học Việt Nam đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài.