Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Đan Phượng: đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố chùa Bảo Lâm

Kinhtedothi – Sáng 7/5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố chùa Bảo Lâm.

Di tích chùa Bảo Lâm thuộc xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng là nơi sinh hoạt tôn giáo của toàn bộ phật tử và Nhân dân xã Thọ Xuân hiện nay. Chùa nằm ở đầu làng, nhìn theo hướng Nam, gồm các hạng mục: cổng, tiền đường ngoại, tam bảo (tiền đường nội, thượng điện), nhà tổ, nhà mẫu và phụ trợ.

Các đại biểu và Nhân dân dự buổi lễ.

Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi chép về niên đại xây dựng của chùa Bảo Lâm. Căn cứ vào quả chuông còn lưu giữ tại di tích được đề niên hiệu Khải Định thứ 7 (1922) có thể đoán định di tích được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Trải qua thời gian tồn tại, ngôi chùa được Nhân dân gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo có quy mô, kiến trúc như hiện nay.

Chùa Bảo Lâm được xây dựng để thờ Phật theo phái Đại thừa với mục đích theo giáo lý nhà Phật để đề cao tính khuyến thiện, trừng ác, giáo dục lòng nhân ái của cho con người, đáp ứng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân địa phương.

Chùa Bảo Lâm ra đời, tồn tại minh chứng cho sự cố kết cộng đồng dân cư trên địa bàn này. Qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi chùa hiện nay vẫn bảo tồn, gìn giữ được về quy mô kiến trúc, nghệ thuật hòa mình trong tổng thể hệ thống các di tích trong vùng.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Đan Phượng Phạm Hồng Hoàn trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố chùa Bảo Lâm cho lãnh đạo địa phương và đại diện nhà chùa.

Theo Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, bên cạnh những giá trị về lịch sử, chùa Bảo Lâm còn mang trong mình giá trị văn hóa, khoa học nghệ thuật độc đáo… góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa cùng vùng đất Thọ Xuân được lưu giữ lại đến ngày nay.

Lễ hội chùa Bảo Lâm được tổ chức hàng năm vào dịp Phật đản mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho các thế hệ hôm nay về tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của các bậc tiền nhân để lại đến ngày nay.

Xuất phát từ những giá trị nêu trên, năm 2024, UBND TP Hà Nội đã quyết định xếp hạng chùa Bảo Lâm là di tích cấp TP theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Việc xếp hạng di tích chùa Bảo Lâm khẳng định giá trị của di tích đồng thời là căn cứ để bảo vệ và phát huy giá trị, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân địa phương.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ