Theo báo cáo, huyện Đông Anh là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc. Huyện có tổng diện tích 18.230 ha, trong đó có gần 10.000 ha đất nông nghiệp, dân số gần 38 vạn người phân bố trong 23 xã và 1 thị trấn.
Trong những năm qua, huyện Đông Anh là địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều dự án hạ tầng đô thị và một số khu đô thị được triển khai đã làm cho đất nông nghiệp ở khu vực quy hoạch phát triển đô thị bị chia cắt, hệ thống kênh mương tưới tiêu bị phá vỡ gây khó khăn cho việc canh tác.Trong khi đó nhu cầu mặt bằng đất ở, đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng lớn dẫn đến việc quản lý sử dụng đất đai và trật tự xây dựng gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm như: Đổ trộm đất thải, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất nông nghiệp trái pháp luật, xây dựng sai phép, sai quy hoạch...Trước tình hình đó, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng được Huyện ủy, UBND huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng.Tính đến hết năm 2016, huyện Đông Anh đã cấp 10.394/10.731 giấy chứng nhận sau khi thực hiện xong dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Trong số các trường hợp chưa được cấp giấy có 228/337 hộ dân không hợp tác với Tổ công tác dù được vận động tuyên truyền ít nhất 3 lần. Như vậy huyện đã cơ bản hoàn thành (96,36%) công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau đồn điền đổi thửa.Huyện Đông Anh đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tập trung được 7 phiên với diện tích 10.940 m2, thu ngân sách 179,7 tỷ đồng; đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen kẹt được 16 phiên với diện tích 19.749,85 m2, thu ngân sách 363,7 tỷ đồng.Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng được huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt, kết quả giải phóng mặt bằng xong 13 dự án, hoàn thành cơ bản 17 dự án, 30 dự án đang giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ."Riêng với 3 dự án trọng điểm của TP là Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy; khu công viên phần mềm; trung tâm triển lãm Quốc gia mới đảm bảo tiến độ theo yêu cầu chỉ đạo của TP", Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết thêm.Về công tác quản lý cấp phép xây dựng, trong năm 2017 huyện Đông Anh đã cấp được 259 giấp phép (tăng 250% so với cùng kỳ năm 2016). Hiện nay các thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng đều được công khai niêm yết ngoài bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính, phổ tiến sâu rộng tới các xã, thị trấn. Đồng thời UBND huyện đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo quy định của Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. 100% hồ sơ dịch vụ công được thực hiện trực tuyến nộp qua internet.Theo kết quả thống kê xử lý trong năm 2017, trên địa bàn huyện có 57 trường hợp vi phạm trên đất sản xuất nông nghiệp, đất công. Đến nay huyện đã tập trung chỉ đạo và xử lý dứt điểm 50 trường hợp, còn 7 trường hợp đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.Trong năm qua, cũng nhờ sự tập trung chỉ đạo, xử lý cương quyết của các cấp chính quyền nên các vụ vi phạm về trật tự xây dựng đã giảm nhiều so với các năm trước về số lượng cũng như quy mô, tính chất vụ việc.Các vụ vi phạm trên đất nông nghiệp, đất công đều được phát hiện, xử lý kịp thời như trường hợp vi phạm của gia đình ông Phan Anh Hùng (xã Nguyên Khê) xây khoảng 6000 m2 nhà xưởng trên đất nông nghiệp xâm canh; các vi phạm về hành lang bảo vệ đê tại thôn Cổ Điển (xã Hải Bối)...Về các vụ vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng, UBND huyện đã chỉ đạo xử lý xong 23/25 vụ.Trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, huyện đã kết hợp khéo léo giữa tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý quyết liệt nhận được sự đồng thuận trong Nhân dân, qua đó bộ mặt đô thị của huyện đã có nhiều biến chuyển tích cực: Đường thông, hè thoáng; dần tạo lập được trật tự, kỷ cương và bộ mặt văn minh đô thị khu vực trung tâm huyện và các tuyến đường trục chính trên địa bàn.