Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Đông Anh: Xử lý nghiêm vi phạm đất nông nghiệp

Kinhtedothi - Xác định công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025, thời gian qua, địa phương đã tập trung chỉ đạo, xử lý quyết liệt, triệt để các vi phạm, đặc biệt là trên đất nông nghiệp.
Cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.
Nhiều năm về trước, dọc Quốc lộ 3 đoạn qua xã Xuân Canh tồn tại 49 trường hợp xây dựng công trình (chủ yếu là lều lán) vi phạm hành lang an toàn giao thông và tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Việc xử lý kéo dài khiến người dân bức xúc.
Từ tháng 3/2019, huyện Đông Anh đã thành lập các tổ công tác, phối hợp với lực lượng chức năng xã Xuân Canh mở nhiều đợt ra quân xử lý, cưỡng chế các vi phạm. Đến nay, các công trình lều lán xây dựng trái phép đã được xử lý, trả lại hành lang thông thoáng ven Quốc lộ 3.
49 vi phạm thuộc địa bàn xã Xuân Canh, nằm trong tổng số 305 vi phạm tồn đọng từ những năm trước, đã được UBND huyện Đông Anh tập trung chỉ đạo, hoàn thành xử lý trong thời gian vừa qua. Riêng năm 2019, trên địa bàn huyện xảy ra 85 vụ vi phạm xây dựng trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đến nay, với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các xã, thị trấn trên cơ sở chỉ đạo chung của huyện, 85/85 vi phạm phát sinh trong năm qua đã được xử lý dứt điểm.
Đáng chú ý, huyện đã tổ chức cưỡng chế nhiều vụ việc phức tạp, tồn tại kéo dài gây bức xúc trong dư luận. Điển hình là 25 vụ vi phạm trên đất nông nghiệp tại xã Thuỵ Lâm; 7 ki-ốt chợ Lý Nhân và trạm trộn bê tông ở xã Dục Tú; 73 hộ sau làng Thiết Bình, 8 lán ven đường thôn Hà Khê và Thiết Úng, xã Vân Hà; lực lượng chức năng xã Liên Hà cưỡng chế 18 vụ sau làng Lỗ Khê, 14 hộ Đồng Kênh – Đại Vĩ, dỡ bỏ trạm trộn bê tông thôn Giao Tác…
Dù công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh, sự vào cuộc của các xã chưa đồng bộ. Bên cạnh nhiều xã, thị trấn đã chủ động, tích cực trong ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm đất nông nghiệp, vẫn còn một số xã chưa quyết liệt, tiến độ xử lý các vụ việc còn tồn đọng rất chậm, điển hình như Võng La, Đại Mạch, Thuỵ Lâm… Ông Nguyễn Xuân Linh cho biết thêm, trong quá trình quản lý Nhà nước, huyện Đông Anh chủ trương chỉ đạo quyết liệt, không bao che cho vi phạm. Hàng tháng, có tổ chức giao ban kiểm điểm tiến độ, đánh giá, phê bình các đơn vị thực hiện không bảo đảm kế hoạch.
Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục siết chặt quản lý đất đai. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Cùng với rà soát, xây dựng kế hoạch xử lý những vi phạm còn tồn đọng, huyện sẽ tăng cường giám sát, kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm phát sinh…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thượng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Phú Thượng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

13 May, 03:26 PM

Kinhtedothi – Ngày 13/5, Đảng uỷ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025; Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Giá đất đấu giá huyện Thạch Thất giảm so với năm 2024

Giá đất đấu giá huyện Thạch Thất giảm so với năm 2024

13 May, 02:42 PM

Kinhtedothi - Phiên đấu giá 34 lô đất có ký hiệu từ T1 đến T34 tại huyện Thạch Thất có 473 hồ sơ tham gia, trải qua 4 vòng đấu, giá trúng cao nhất là hơn 56,5 triệu đồng/m2, giá trúng thấp nhất là hơn 36,5 triệu đồng/m2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ