Kinhtedothi-UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nội dung nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Các đại biểu dự hội nghị
Tại hội nghị, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã công bố Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHCXD Thủ đô). Theo đó, có tổng số 1.170 đồ án quy hoạch được lập, bao gồm cả các đồ án được lập để cụ thể hóa QHCXD Thủ đô và các đồ án phải lập điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.
Quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc như điều chỉnh vị trí Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Trung tâm thể dục thể thao, một số tuyến đường chính đô thị, các khu chức năng đô thị… Do có thay đổi so với định hướng QHCXD Thủ đô, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung. Bên cạnh đó, việc triển khai các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã có những vấn đề mới, đề xuất mới cần phải nghiên cứu khớp nối và xem xét trên tổng thể Quy hoạch chung toàn TP và kết nối liên vùng.
Đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Cùng với tiến trình phát triển đô thị, một số vấn đề chưa được đề cập tại QHCXD Thủ đô nay đang trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển đô thị như: Đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; đô thị thông minh; khai thác không gian xây dựng ngầm đô thị gắn kết với công trình theo mô hình TOD; các dự án trọng điểm như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị… và các yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn.
Trong 10 năm qua, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Ngoài ra, có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô. Cùng với đó, định hướng phát triển tại các khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên, Long Biên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận…
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Lê Anh Quân đề nghị các Sở, ban, ngành của TP nghiên cứu định hướng phát triển đô thị, hạ tầng giao thông liên kết các tỉnh, thành lân cận, thương mại dịch vụ, tạo điều kiện để Gia Lâm sớm trở thành quận, hướng đến là đô thị trung tâm của vùng Đông Bắc Thủ đô. Bí thư Huyện ủy Gia Lâm cũng đề nghị lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phối hợp với các ngành có liên quan sớm tổ chức các hội nghị để tuyên truyền đến đông đảo người dân biết, hiểu về Đồ án, từ đó có những đóng góp, ý kiến thiết thực, xác đáng cho Đồ án.
Kinhtedothi - Ngày 12/5, Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025. Đây là năm thứ ba Giải thưởng được tổ chức.
Kinhtedothi- Sau 4 lần điều chỉnh tiến độ, Dự án mở rộng đường Tam Trinh vẫn không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vào thời điểm 30/4 và đang gặp khá nhiều khó khăn. Vướng mắc chủ yếu là xác định chính xác nguồn gốc đất.
Kinhtedothi: Ngày 12/5, UBND phường Tương Mai, quận Hoàng Mai thông báo tìm cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người thân của 2 cháu bé bị bỏ rơi tại Chùa Linh Ứng Tương Mai.
Kinhtedothi - Ngày 12/5 (tức ngày 15/4 âm lịch), đông đảo nhân dân và cán bộ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã dâng hương kỷ niệm 597 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang tại khu di tích Tượng đài Vua Lê và Đình Nam Hương.
Kinhtedothi - Thường Tín là một trong những huyện của TP Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo đó là hệ lụy vi phạm đất đai, trật tự xây dựng gây khó khăn cho công tác GPMB thực hiện dự án. Nhờ có sự đồng hành của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền đã giúp người dân hiểu rõ vấn đế phối hợp cùng thực hiện…