Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Hoài Đức: Hiện thực hóa mục tiêu cấp nước sạch

Kinhtedothi - Chương trình xây dựng nông thôn mới những năm qua đã góp phần từng bước cải thiện đời sống cho người dân huyện Hoài Đức.
Đặc biệt, từ chỗ "trắng" nước sạch, đến nay, sau 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, phần lớn người dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch nhờ chủ trương xã hội hóa đúng đắn, kịp thời của TP.

60% người dân được dùng nước sạch

Nằm ở trung tâm thị trấn Trạm Trôi, nhưng cách đây chừng nửa năm, gia đình anh Nguyễn Hoàng Giang vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan và nước mưa được tích trữ trong bể chứa. Chất lượng nước không bảo đảm do ảnh hưởng của nguồn nước thải từ nhiều làng nghề trên địa bàn. Dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, gia đình anh Giang vẫn phải đầu tư hơn 3 triệu đồng để mua bình lọc nước, định kỳ 6 tháng lại thay thế bộ lọc mới.
Chủ trương xã hội hóa đã góp phần mang nguồn nước sạch đến với nhiều người dân huyện Hoài Đức.
Đầu năm 2017, Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội (trước đây là Công ty CP Hạ tầng kỹ thuật VTS) được UBND TP Hà Nội chấp thuận giao đầu tư dự án cấp nước sạch tại 14 xã và thị trấn Trạm Trôi. Sau hơn một năm triển khai, đến nay, gia đình anh Giang đã được lắp đặt hệ thống cấp nước sạch tới tận nhà. Giá nước được niêm yết công khai và phù hợp quy định Nhà nước. Đặc biệt, nguồn nước cấp được kiểm nghiệm chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

"Sau thời điểm hợp nhất, địa phương được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách phát triển của TP Hà Nội, nhất là trong công tác xã hội hóa nước sạch. Nếu không có chủ trương đúng đắn của TP, chính quyền địa phương không vào cuộc tích cực, thì không biết đến khi nào người dân chúng tôi mới có nước sạch để sử dụng." - Trưởng thôn Lại Dụ, xã An Thượng (huyện Hoài Đức) Vũ Văn Mạnh

Theo thống kê, đến nay, đã có khoảng 60% số hộ dân trên địa bàn huyện Hoài Đức được tiếp cận nước sạch. Nhiều địa phương đã cơ bản được “phổ cập” nước sạch tập trung như Vân Canh, Di Trạch, Kim Chung, Sơn Đồng, Song Phương… Cùng với Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông - đơn vị được TP chấp thuận đầu tư cấp nước cho hai xã: Vân Côn và An Thượng, cũng đang tích cực thi công mạng lưới dịch vụ, lắp đặt đồng hồ, súc xả đường ống, thử áp… nhằm sớm đưa nước sạch đến với đông đảo người dân các địa phương. Với việc 3 xã: An Khánh, La Phù và Đông La đã được cấp nước sạch từ trước năm 2017, đến nay, mạng lưới truyền tải và phân phối nguồn nước sạch đã phủ kín trên địa bàn toàn huyện Hoài Đức.

“Phổ cập” nước sạch vào cuối năm 2018

Nhiều người dân Hoài Đức khi được hỏi tỏ ra rất phấn khởi, bởi sau 10 năm trở thành công dân Thủ đô, họ đã được sử dụng nước sạch, không khác gì… một cư dân đô thị! Thành quả trên có được trên hết là nhờ chủ trương đúng đắn của TP trong công tác xã hội hóa cấp nước sạch. Bên cạnh đó là sự tham gia nhiệt tình của các DN và sự chủ động, trách nhiệm của địa phương.

Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức Phùng Bá Nhân cho biết, để thay đổi thói quen sử dụng nước bấy lâu nay của người dân là điều không dễ dàng. Nhưng khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai là mức ứng góp vốn 4,2 triệu đồng/hộ gia đình. Dù vậy, với tinh thần chủ động cao nhất, thông qua 12 hội nghị tuyên truyền được UBND huyện Hoài Đức tổ chức xuyên suốt năm 2017, người dân đã hiểu rằng, số tiền ứng góp trên không phải là chi phí lắp đặt mà sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng nước hàng tháng trong vòng 8 năm. Nhận thức được nội dung trên, cũng như ý nghĩa của nước sạch đối với sức khỏe, người dân đã ủng hộ mạnh mẽ chủ trương chung.

Ông Nhân cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai, không tránh được người dân phản ứng khi hệ thống đường giao thông bị đào xới ảnh hưởng tới việc đi lại. Do đó, cùng với đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án, huyện thành lập các tổ giám sát cộng đồng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hồng Trường cho biết, huyện phấn đấu đến cuối năm 2018, sẽ hoàn thành việc cấp nước sạch cho 100% hộ dân. Để hiện thực hóa được mục tiêu trên, ông Trường kiến nghị TP chỉ đạo hai chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn trả công trình và cấp nước phục vụ người dân. Trong quá trình thi công, cần bảo đảm các vấn đề về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, tránh ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Đồng thời rà soát, lắp đặt bổ sung hạ tầng cấp nước sạch bảo đảm nhu cầu trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề và tiến trình đô thị hóa của địa phương trong giai đoạn tới.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ