Huyện Mê Linh: Không có vùng cấm trong xử lý vi phạm đất nông nghiệp
Còn nhiều vi phạm tồn đọng
Vài năm trở lại đây, xã Văn Khê được xem là một trong những “điểm nóng” của huyện Mê Linh về tình trạng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Tại địa phương này, tính từ đầu năm 2021 đến tháng 4/2022, UBND xã đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 50 trường hợp vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng.
Trong số các vi phạm được xác định, có 17 vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của UBND xã; còn lại 33 vi phạm thuộc thẩm quyền cấp huyện giải tỏa. Chủ tịch UBND xã Văn Khê Lưu Văn Quân cho biết, thời gian qua, 10/17 vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp đã bị chính quyền địa phương thiết lập hồ sơ, yêu cầu tự khắc phục. Đối với những trường hợp khác, UBND xã đang phối hợp với các ngành chức năng của huyện hoàn thiện quy trình để tiếp tục xử lý.

Cùng với xã Văn Khê, thời gian qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh cũng tích cực rà soát, thiết lập hồ sơ để xử lý những vi phạm mới phát sinh; thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Văn bản số 5735/UBND-ĐT và 3232/UBND-ĐT của UBND TP Hà Nội, cũng như Kết luận thanh tra số 44/KL-STNMT-TTr của Sở TN&MT Hà Nội trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng.
Dù vậy, theo thống kê của UBND huyện Mê Linh, trên địa bàn hiện vẫn còn nhiều vi phạm tồn đọng kéo dài của những năm trước. Trong đó, có 169 vi phạm trên đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ, và 32 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp công ích.
Địa phương xảy ra vi phạm, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm
Theo đánh giá của UBND huyện Mê Linh, việc xử lý các vi phạm về đất nông nghiệp từ trước năm 2022 đạt hiệu quả chưa cao. Số vụ vi phạm được xử lý thực tế còn thấp so với tổng số vi phạm cần phải khắc phục.
Ngoài những vi phạm trên đất nông nghiệp, đối với các trường hợp vi phạm trên đất công ích, UBND huyện Mê Linh đã giao Thanh tra huyện tiến hành kiểm tra, rà soát từng trường hợp cụ thể, làm căn cứ để xử lý vi phạm trong việc sử dụng đất. Đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân trong công tác quản lý đất đai dẫn đến xảy ra vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
“Các vi phạm còn tồn tại chủ yếu là do trước năm 2014, tại một số địa phương, UBND xã, thị trấn cho các hộ gia đình thuê thầu quỹ đất công ích, đất chưa sử dụng không đúng quy định của pháp luật…” - Trưởng phòng TN&MT huyện Mê Linh Phạm Minh Giáp cho biết.
Quyết liệt xử lý các vi phạm trên đất nông nghiệp, vừa qua, huyện Mê Linh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc xử lý, khắc phục các trường hợp xây dựng trái với quy định pháp luật. Theo đó, huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn khẩn trương tổng hợp kết quả giải tỏa, khắc phục các vi phạm cụ thể trên địa bàn, thời điểm và hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, địa phương đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chủ động phối hợp, tăng cường cử cán bộ công tác hướng dẫn, đôn đốc UBND xã, thị trấn trong việc thiết lập hồ sơ vi phạm, xử lý theo thẩm quyền, đúng quy định; phát hiện kịp thời và giải toả dứt điểm các vi phạm mới phát sinh.
“Địa phương xác định không có vùng cấm trong xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp. Nơi nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì huyện sẽ tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND cấp xã để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được giải tỏa, khắc phục dứt điểm…” - ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt
Ngày 4/1, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 07/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Huyện Mê Linh: Vượt khó để hoàn thành mục tiêu “kép”
Kinhtedothi - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân, đến nay dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Mê Linh đã cơ bản được kiểm soát. Không chỉ vậy, bức tranh tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vẫn có những điểm sáng.
Về thủ phủ rau gia vị lớn nhất huyện Mê Linh
Kinhtedothi - Hàng chục năm qua, trồng rau gia vị đã trở thành một nghề gắn bó mật thiết, mang lại thu nhập cho đại bộ phận người dân thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh).