Cụ thể: Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 02/02/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”; 10 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông Y Việt Nam trong tình hình mới;
10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước; 5 năm thực hiện Nghị 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 22, công tác xây dựng Đảng của huyện Sóc Sơn đã có sự thay đổi rõ nét: tư tưởng của đảng viên được thống nhất cao; tổ chức cơ sở Đảng yếu kém được củng cố, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên có sự chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị đồng bộ và thống nhất; phương thức lãnh đạo của đảng có sự chuyển biến rõ nét, toàn diện.Thực hiện Đề án 06 của Thành ủy, Huyện đã chỉ đạo thành lập các chi bộ cơ quan xã, kiện toàn 198 chi bộ, 205 thôn, tổ dân phố, 198 ban công tác mặt trận, 190 chi đoàn thanh niên, 198 chi hội phụ nữ, 196 chi hội cựu chiến binh và 184 chi hội nông dân. Đội ngũ cán bộ được chuẩn hoá, đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý khối Huyện ủy, UBND huyện có 67% trình độ Đại học, 33% trình độ trên Đại học, 76,5% có trình độ cao cấp và 23,4% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên từ 71% năm 2008 tăng lên 81,58% năm 2017. Từ 2,9% chi, Đảng bộ yếu kém năm 2008 đến nay không còn chi, Đảng bộ yếu kém.Sau 20 năm thực hiện Chỉ thị 30, đến nay đã tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền MTTQ, các đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở. Các cấp chính quyền đã đổi mới phong cách làm việc theo hướng gần dân, sát dân hơn; tôn trọng, lắng nghe và giải quyết kịp thời những vướng mắc của nhân dân; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Mối quan hệ giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể được tăng cường; quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện tốt hơn; vai trò tự quản của cộng đồng dân cư ngày càng phát huy hiệu quả và được khẳng định. Các tầng lớp nhân dân đã phát huy dân chủ, đồng thuận, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức trách nhiệm công dân được nâng cao. Các thôn, làng, tổ dân phố đã xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa được 597 quy chế, 796 quy ước, 199 hương ước, tổ chức 23.964 hội nghị đại biểu nhân dân với 57.952 lượt ý kiến đóng góp xây dựng đời sống văn hóa… Thực hiện Nghị quyết 25 đã đem lại sự chuyển biến tích cực trong công tác thanh niên, nhận thức của cấp ủy Đảng đối với công tác thanh niên đã có sự chuyển biến, chú trọng việc tạo môi trường rèn luyện, tạo cơ hội để thanh niên có điều kiện tốt nhất trong lao động, học tập. Công tác đào tạo bồi dưỡng luân chuyển, tạo nguồn cán bộ trẻ đã được đẩy mạnh thực hiện. 80.000 thanh niên, 15.525 đoàn viên sinh hoạt tại 62 cơ sở đoàn đã có nhiều cố gắng góp phần xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, phát triển các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ. Sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị 24, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của nền Đông y và hội Đông y đã được nâng lên, góp phần phát triển y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Toàn huyện hiện có 347 cán bộ, y, bác sĩ, hội viên trong lĩnh vực y học cổ truyền, trong đó có 01 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, 24 bác sĩ chuyên khoa sơ bộ, 47 y sĩ y học cổ truyền, 83 lương y, 4 dược sĩ đại học, 38 dược sĩ trung cấp. 26/26 xã đạt xã tiên tiến về y học cổ truyền. Huyện có 166 vườn thuốc nam (Hội đông y huyện có 130 vườn), diện tích hàng chục ha với 60 loại cây thuốc. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, Giáo dục và đào tạo Sóc Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng được nâng lên rõ rệt; Qui mô và mạng lưới trường lớp tăng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư; chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến tốt. Công tác xã hội hóa giáo dục tiêp tục được đẩy mạnh và nâng cao. Hiện nay, huyện có 115 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến THPT với 85.535 học sinh, 5.688 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trong đó trên chuẩn cấp mầm non là 67%, cấp tiểu học - 92%, cấp THCS - 78%. Năm 2017, giáo dục THCS đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; phổ cập giáo dục bậc tiểu học đạt mức độ 3 và duy trì tốt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (các cấp học đều đạt mức độ cao nhất). Toàn huyện có 64 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 60,9%, tăng 22 trường so với năm 2013.Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn Phạm Xuân Phương đánh giá cao những kết quả mà các cấp, các ngành của huyện đã đạt được trong triển khai thực hiện 5 chỉ thị, nghị quyết, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận và khẳng định sẽ chỉ đạo sớm khắc phục những hạn chế để triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.Nhân dịp này, Huyện ủy Sóc Sơn đã khen thưởng 15 tập thể, 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết.