Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Thạch Thất: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân

Kinhtedothi - Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đang mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Thạch Thất (Hà Nội), với doanh thu từ 350 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản trên địa bàn thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, nên tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch đạt khoảng 98% diện tích, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.
Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thất đạt giá trị cao trong sản xuất.
Hiện nay, toàn huyện có 121 mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả và rau màu các loại. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung xa khu dân cư, tổng đàn gia súc, gia cầm đạt trên 2 triệu con.
Giá trị ngành chăn nuôi của huyện đạt tốc độ tăng trưởng cao, nếu như năm 2010 đạt trên 176,2 tỷ đồng, thì đến năm 2019 đã đạt xấp xỉ 762 tỷ đồng.
“Các mô hình sản xuất nông nghiệp được được tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa, vì vậy nhiều mô hình đã mang lại thu nhập cao cho người dân với doanh thu từ 350 - 500 triệu đồng/ha/năm”, ông Nguyễn Kim Loan cho hay.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Nguyễn Hữu Lượng cho biết thêm, để đảm bảo công tác sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, kế hoạch trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công các dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi nội bộ đất sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại.
Huyện đã hoàn thành 2.171/2.057 ha, vượt 5,5% so với kế hoạch được TP Hà Nội giao về dồn điền, đổi thửa. Việc đồn điền, đổi thửa tạo điều kiện để người dân liên kết với nhau tạo thành vùng sản xuất chuyên canh.
Đối với kinh tế trang trại, đến thời điểm hiện tại địa bàn huyện có 144 trang trại chăn nuôi, có mức đầu tư từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng, một số trang trại đầu tư tới 10 tỷ đồng.
“Các trang trại nông nghiệp mang lại doanh thu bình quân 300 triệu đồng/trang trại/năm, cá biệt có một số trang trại cho thu nhập tới 2,5 tỷ đồng/năm, điển hình là trang trại nuôi gà lấy trứng tại xã Đồng Trúc”, ông Nguyễn Hữu Lượng nói.
Bên cạnh hoạt động chuyển đổi nội bộ sử dụng đất nông nghiệp, dồn điền đổi thửa và hình thành các trang trại, gia trại, huyện Thạch Thất còn khuyến khích các mô hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển, toàn huyện có 43 hợp tác xã nhằm mục đích mở rộng các khâu dịch vụ và tổ chức mô hình sản xuất theo chuỗi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phú Xuyên sẽ cưỡng chế thu hồi những thửa đất cuối cùng để thi công đường trục phía Nam

Huyện Phú Xuyên sẽ cưỡng chế thu hồi những thửa đất cuối cùng để thi công đường trục phía Nam

14 May, 07:22 AM

Kinhtedothi - Sau hơn 16 năm, tính từ ngày khởi công dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam TP Hà Nội (trước là đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây) đến nay đã cơ bản hoàn thành, hiện vẫn còn đoạn cuối cùng của tuyến đường đi qua xã Châu Can, huyện Phú Xuyên vẫn bị “tắc” vì chưa hoàn thành GPMB…

Phú Thượng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Phú Thượng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

13 May, 03:26 PM

Kinhtedothi – Ngày 13/5, Đảng uỷ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025; Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ