Indonesia sắp tiết lộ báo cáo đầu tiên vụ máy bay Lion Air rơi khiến 189 người thiệt mạng

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà điều tra Indonesia sẽ công bố báo cáo đầu tiên về vụ tai nạn thảm khốc máy bay Lion Air trong ngày 28/11, tròn 1 tháng sau khi chiếc Boeing 737 Max chở 189 người rơi xuống biển.

Báo cáo đầu tiên về vụ rơi máy bay của Indonesia sẽ được công bố trong bối cảnh cuộc tìm kiếm máy ghi âm buồng lái của máy bay gặp nạn hôm 29/10 vẫn đang được tiếp tục thực hiện trên biển Java.
Các nhà điều tra cho biết đang tập trung sự quan tâm vào hệ thống chống ngừng của chiếc Boeing 737 Max.
 Indonesia sắp công bố báo cáo đầu tiên vụ máy bay Lion Air chở 189 người rơi xuống biển.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Indonesia hôm 23/11, nhà điều tra thuộc Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Nurcahyo Utomo nói rằng dữ liệu thu lại được từ thiết bị ghi chuyến bay cho thấy phi công phi công trên máy bay Lion Air gặp nạn hồi tháng 10 khiến 189 người thiệt mạng đã tiếp tục chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng, thậm chí cả sau khi mũi máy bay lao xuống bên dưới.
Ông Nurcahyo cũng nói rằng các hệ thống của máy bay bị rơi cho thấy, máy bay bị ngừng trên không do một chỉ báo bị lỗi và truyền cho cơ trưởng một cảnh báo về kiểm soát rung lắc.
Ông Utomo cho biết, hệ thống tăng cường chức năng điều khiển (MCAS) - sự điều chỉnh tự động mới cho mẫu máy bay bị rơi - đã kích hoạt và điều hướng mũi máy bay xuống nhằm chống ngừng máy bay.
Ông Nurcahyo cũng xác nhận máy bay xấu số đã trải qua cùng những sự cố giống như chuyến bay trước đó từ Denpasar đến Jakarta.
Trong báo cáo chi tiết về những khoảnh khắc cuối cùng của chuyến bay gặp nạn, ông Nurcahyo cho biết máy bay Boeing 737 Max đã gặp phải sự cố kỹ thuật ngay sau khi cất cánh, phi công trưởng và phi công lái cùng bắt đầu nhận được những kết quả đọc tốc độ khác nhau. Máy bay sau đó bắt đầu lên xuống bất thường, đến độ cao 5.000 ft (khoảng 1,5 km).
Theo phân tích dữ liệu chuyến bay, chiếc Boeing 737 của Lion Air không có vấn đề về động cơ. Các nhà điều tra vẫn đang tìm thiết bị ghi âm buồng lái để giúp làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến thảm họa.
Trong khi đó, Boeing phủ nhận đã cố tình che giấu thông tin về việc nâng cấp hệ thống chống ngừng bay của máy bay. Người phát ngôn của hãng Boeing không có ý kiến về cuộc điều tra của giới chức Indonesia, nhưng cho biết  hãng này đã thảo luận về các chức năng của MCAS với hơn 60 nhà khai thác hàng không trên toàn cầu kể từ năm 2016.
Hiện việc tìm kiếm máy ghi âm buồng lái (CVR) đang gặp khó khăn. Tuần trước, các nhà điều tra cho biết, không còn phát hiện được tín hiệu "ping" của thiết bị này. "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực tìm CVR. Việc đó rất quan trọng vì chúng tôi sẽ xác định được nguyên nhân dẫn đến tai nạn để  có thể tránh được sự cố tương tự" - lãnh đạo KNKT Soearjanto Tjahjono phát biểu trước Quốc hội Indonesia.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần