Điều này chứng tỏ có thể máy bay còn nguyên vẹn khi rơi xuống nước, hỗ trợ cho giả thiết là máy bay bị chết máy khí động học. Cũng có khả năng là các thiết bị của máy bay bị đóng băng, khiến phi công đọc sai kết quả.
Lực lượng cứu hộ tin rằng, họ đã phát hiện thấy xác chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 ở đáy biển ngoài khơi đảo Borneo, sau khi thiết bị định vị nhận diện ra một vật thể sẫm lớn nằm ở độ sâu từ 30 đến 50m. Tuy nhiên, hộp đen và thiết bị thu âm buồng lái chưa được tìm thấy.
Ngày 31/12, hai thi thể của nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng AirAsia cũng đã được đưa đến một bệnh viện ở Surabaya của Indonesia để nhận dạng.
Ông Budiyono, Trưởng nhóm công tác nhận dạng nạn nhân tại Surabaya cho biết: “Sau khi chúng tôi nhận được hai thi thể nạn nhân, chúng tôi ngay lập tức tiến hành các công tác pháp y như: Lấy mẫu vân tay, mẫu AND và bây giờ là đang trong quá trình xác định danh tính nạn nhân. Sau khi nhận dạng xong, chúng tôi sẽ gửi kết quả cho AirAsia, sau đó AirAsia sẽ cung cấp các thông tin cho gia đình nạn nhân”.
Hôm 31/12, biển vẫn còn động mạnh, cản trở công tác tìm kiếm dưới biển và đưa thi thể nạn nhân cùng mảnh vỡ của máy bay vào bờ ở thành phố Surabaya, tỉnh lỵ tỉnh Đông Java, nơi thân nhân của họ cùng lực lượng y tế đang ngóng chờ.
Như vậy, tính đến tối 31/12, vẫn có đến 152 người trong tổng số 162 người bị mất tích cùng chiếc máy bay bị rơi trên biển Java của hãng hàng không AirAsia chưa được tìm thấy.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ưu tiên của ông lúc này là vớt thi thể các nạn nhân. Ông Widodo cũng tuyên bố rằng, hãng AirAsia sẽ bồi thường thiệt hại trước cho người thân của các nạn nhân.
Hiện có khoảng 30 tàu và 21 máy bay của Indonesia, Australia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ đang tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ.
Người dân Indonesia tưởng niệm các nạn nhân vụ máy bay của hãng hàng không AirAsia mất tích. Ảnh: AFP
|