Italia: Tịch thu 2,2 tỷ USD liên quan đến mafia

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại diện cảnh sát Italia hôm qua (22/7) tuyên bố đã tịch thu được số tài sản lên tới 2,2 tỷ USD liên quan đến tổ chức mafia ‘Ndrangheta khét tiếng.

Số tài sản được tịch thu thông qua hàng loạt vụ đột kích và phong tỏa các cơ sở cá cược do ‘Ndrangheta hậu thuẫn. Cụ thể, cảnh sát Italia cho biết đã phong tỏa tài sản của 1.500 cơ sở cá cược, 82 website đánh bạc online, 45 công ty Italia và 11 công ty nước ngoài liên quan đến hành vi rửa tiền quy mô lớn của ‘Ndrangheta. Nhờ đó, chúng đã qua mặt được các nhà quản lý, tích lũy lợi nhuận khổng lồ rồi tái đầu tư vào các thương vụ sáp nhập, mở rộng hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Tiền bẩn kiếm được từ các hoạt động phi pháp đã được ‘Ndrangheta "hô biến" thành tiền sạch.
Tiền bẩn kiếm được từ các hoạt động phi pháp đã được ‘Ndrangheta "hô biến" thành tiền sạch.
‘Ndrangheta là một trong những băng đảng mafia lớn nhất và quyền lực nhất Italia cùng Cosa Nostra vùng Sicily và Camorra vùng Napoli. Hoạt động từ những năm 1860, đến những năm 1950, ‘Ndrangheta bắt đầu mở rộng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán ma túy.

Sau chiến dịch trấn áp mạnh tay của chính phủ buộc các băng nhóm tội phạm vùng Sicily phải thu hẹp phạm vi hoạt động, vùng biển Calabria – địa bàn của ‘Ndrangheta trở thành cửa ngõ vận chuyển ma túy lý tưởng. Nhờ đó, ‘Ndrangheta vượt mặt cả băng đảng Cosa Constra và trở thành vẫn là băng đảng “độc quyền” cung cấp ma túy cho toàn bộ Lục địa già với khoảng 80% thị phần. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, ‘Ndrangheta tiếp tục củng cố quyền lực trong thế giới ngầm của Italia với những vụ giết chóc tàn bạo và các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc.
Cảnh sát chống mafia bắt giữ một thành viên băng nhóm ‘Ndrangheta
Cảnh sát chống mafia bắt giữ một thành viên băng nhóm ‘Ndrangheta
Trong vòng hơn một thập kỷ qua, từ một băng đảng mafia ma mãnh hàng đầu châu Âu, ‘Ndrangheta đã trở thành một tập đoàn kinh tế khổng lồ với các hoạt động kinh doanh phức tạp từ buôn bán ma túy, vũ khí; chôn hóa chất độc hại; rửa tiền và mua bán các dự án xây dựng công trình công cộng. Ngoài mua chuộc, hối lộ quan chức, ‘Ndrangheta còn sử dụng nhiều chiêu bài đe dọa nhằm kiểm soát chính quyền địa phương. Điển hình nhất là vụ ám sát Phó chủ tịch Hội đồng lập pháp Calabria - Francesco Fortugno - ngay tại địa điểm bỏ phiếu đông cử tri năm 2005.