Kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND TP Hà Nội từ ngày 2 - 10/11/2020

D. Tùng - Việt An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật của UBND Thành phố, từ ngày ngày 2/11 đến ngày 10/11/2020.

Tuần qua (2-10/11/2020), UBND Thành phố đã tiếp nhận, xử lý công việc tại 1.836 văn bản hành chính nhà nước. Các đồng chí Lãnh đạo UBND Thành phố đã phê duyệt 1.105 văn bản chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực, cụ thể:
- Lĩnh vực kinh tế: chỉ đạo tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy đến hết năm 2020. Tổ chức chương trình “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale”. Phê duyệt các kế hoạch: thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14, ngày 19/6/2020, của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh quý IV năm 2020; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Xây dựng kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025. Phê duyệt các quyết định: công bố trình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ hữu sông Đà trên địa bàn xã Thái Hòa, sông Hồng trên địa bàn xã Đông Quang, huyện Ba Vì. Báo cáo Bộ NN&PTNT về tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, đề nghị Bộ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội
- Lĩnh vực đô thị: chỉ đạo thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về một số vấn đề liên quan Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn. Xử lý kết quả kiểm tra toàn diện việc sử dụng, quản lý, phân bổ quỹ nhà tái định cư của Sở Xây dựng cho các dự án trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ 01/01/2016 đến nay. Kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản, các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, xác minh, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai theo phản ánh của báo chí. Thực hiện Quyết định số 1699/QĐ-TTg, ngày 30/10/2020, của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý IV năm 2020. Hoàn thiện đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng kết nối với các đô thị vệ tinh. Cải tạo nâng cấp hạ tầng xung quanh hồ Đống Đa. Việc cấp nước sạch cho các xã khó khăn của huyện Ba Vì. Ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về xử lý khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo công tác vận hành an toàn cho Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, tham mưu các giải pháp đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài cho công tác xử lý rác thải của Thành phố. Ban hành các quyết định: thu hồi đất, giao đất để xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết khiếu nại; thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo của công dân. Thông báo thụ lý giải quyết tố cáo, nội dung tố cáo của công dân.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội: phê duyệt các Kế hoạch: tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam - ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020); tổ chức hoạt động kỷ niệm 650 năm ngày mất Danh nhân Chu Văn An (1370-2020). Chỉ đạo về việc tổ chức giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2020. Lắp đặt màn hình LED theo hình thức xã hội hóa, tuyên truyền chính trị kết hợp quảng cáo thương mại. Ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
- Lĩnh vực nội chính: phê duyệt các quyết định: tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt năm 2020 cho 43 cá nhân trên địa bàn Thành phố; khen thưởng tập thể, các cá nhân có thành tích trong công tác tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội; công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động (bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật
Ngày 18/11/2020 tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam-Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhằm tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới, Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch số 215/KH-UBND, ngày 10/11/2020, về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020) với các nội dung sau:
1. Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.
2. Nội dung công việc và thời gian, địa điểm
2.1. Đoàn đại biểu Trung ương vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn, quận Ba Đình): từ 07h30’, ngày 18/11/2020 (thứ Tư).
2.2. Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020) từ 09h00’, ngày 18/11/2020 (thứ Tư) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
UBND Thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành: Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm; đôn đốc báo cáo và tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm. Xây dựng kịch bản, nội dung và tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại Lễ kỷ niệm; phối hợp Trung tâm Hội nghị Quốc gia bảo đảm âm thanh, ánh sáng... phục vụ tổ chức chương trình nghệ thuật. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng kịch bản điều hành và dẫn chương trình Lễ kỷ niệm.
Ngày 20/11/2020, kỷ niệm 650 năm ngày mất Danh nhân Chu Văn An
Ngày 10/11/2020, tại Kế hoạch số 214/KH-UBND, UBND Thành phố chỉ đạo tổ chức hoạt động kỷ niệm 650 năm ngày mất Danh nhân Chu Văn An (1370-2020) với các nội dung chính sau:
1. Danh nghĩa tổ chức: Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
2. Lễ dâng hương:
- Tại Khu di tích đền thờ Chu Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương vào 9h00’, ngày 13/11/2020 (thứ Sáu).
- Tại đền thờ Danh nhân Chu Văn An, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì vào 07h30’, ngày 14/11/2020 (thứ Bảy).
- Tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào 19h45’, ngày 20/11/2020 (thứ Sáu).
3. Lễ kỷ niệm vào 20h00’ ngày 20/11/2020 (thứ Sáu) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Vãn Miếu - Quốc Tử Giám.
4. Các hoạt động liên quan sự kiện: cuộc thi “Sáng tác về Thầy giáo Chu Văn An” - quý IV/2020; Sản xuất bộ phim tài liệu về Danh nhân Chu Văn An - phát sóng tháng 11/2020 trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Tổ chức trưng bày về Danh nhân Chu Văn An tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào tháng 11/2020.
Quý IV/2020, nghiên cứu thực hiện mô hình thử nghiệm dạng sandbox kinh tế đêm, cải tạo nhà chung cư cũ…
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; kết luận chỉ đạo của Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố tại Hội nghị giao ban trực tuyến Thành ủy với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý III năm 2020; để phát huy tiềm lực, lợi thế của Thành phố trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được trong quý III và 9 tháng đầu năm, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 207/KH-UBND, ngày 02/11/2020, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong quý IV nhằm hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, cụ thể như sau:
1. Hoàn thành xây dựng 10 Chương trình công tác nhiệm kỳ 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Tập trung triển khai thực hiện 02 Nghị quyết của Quốc hội: về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Xây dựng đề án huy động nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Nghiên cứu chính sách thực hiện một số mô hình thử nghiệm dạng sandbox như: kinh tế đêm, cải tạo nhà chung cư cũ... Triển khai Quyết định số 23/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2. Tập trung hoàn thiện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ưu tiên triển khai lập 24 quy hoạch phân khu còn lại tại các đô thị vệ tinh, nhất là đô thị vệ tinh Hòa Lạc; quy hoạch các quận nội đô; quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống; hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và Phú Xuyên. Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô theo Quyết định 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011, của Thủ tướng Chính phủ. Đôn đốc xây dựng và ban hành 34 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo kế hoạch.
3. Chỉ đạo hoạt động hiệu quả 06 Tổ công tác của UBND Thành phố về kiểm tra, đôn đốc thu ngân sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 và năm 2019 kéo dài. Rà soát, đánh giá nguồn thu, cơ chế chi, nội dung chi ngân sách năm 2020 trên địa bàn Thành phố; điều hòa, điều chỉnh chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố năm 2020. Rà soát cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tới từng doanh nghiệp.
4. Rà soát toàn bộ quỹ đất trên địa bàn để đề xuất phương án tổng thể khai thác hiệu quả phục vụ phát triển KTXH. Tiếp tục rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, báo cáo tiến độ để xem xét xử lý các trường hợp vi phạm, không có khả năng triển khai. Rà soát tiến độ các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ký biên bản ghi nhớ hoặc trao chủ trương đầu tư để hỗ trợ thủ tục, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, tập trung các dự án đã được trao tại các hội nghị xúc tiến đầu tư.
5. Xây dựng và tổ chức hiệu quả các chương trình lớn về kích cầu tiêu dùng nội địa. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về tiếp cận tín dụng, thuế, hải quan, thanh toán… Kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc và quan tâm giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp đã được duyệt.
6. Kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tập trung giải quyết khó khăn về con giống, thức ăn chăn nuôi để đẩy mạnh tái đàn lợn, hoàn thành mục tiêu đạt 1,8 triệu con vào cuối năm 2020. Rà soát cung cầu để có giải pháp đảm bảo nguồn cung thực phầm thay thế thịt lợn dịp cuối năm. Chỉ đạo gieo cấy hết diện tích 45.000 ha vụ đông.
7. Đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông và xử lý môi trường. Đảm bảo tốt giao thông, giảm từ 5-10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt; không để ùn tắc giao thông kéo dài quá 30 phút. Đảm bảo công tác thu gom rác thải, vệ sinh môi trường; duy trì tốt các dịch vụ đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị: cung cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc… Đôn đốc tiến độ hạ ngầm đảm bảo hoàn trả mặt bằng kịp thời phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa và dịp lễ lớn cuối năm. Rà soát hiệu quả vận hành Khu liên cơ quan Võ Chí Công.
8. Kiểm tra, rà soát củng cố hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện. Xây dựng quy định cụ thể hóa quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn. Đôn đốc tháo gỡ khó khăn để giao đất dịch vụ cho các hộ đủ điều kiện. Đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất, đôn đốc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch. Quản lý tốt các bến, bãi khai thác cát, sỏi; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 05 điểm mỏ đã được duyệt.
9. Kiểm tra, đánh giá, đôn đốc tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới và trường đạt chuẩn quốc gia; đảm bảo hoàn thành mục tiêu có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 104 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
10. Kiểm tra, đánh giá đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, giảm nghèo, lao động, việc làm… Rà soát, đánh giá đúng thực chất các chỉ tiêu về danh hiệu văn hóa. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; kiểm soát dịch bệnh chuyển mùa, không để bùng phát. Tăng cường kiểm nghiệm chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện…
11. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ XIII gắn với đảm bảo an toàn thông tin trong thời gian diễn ra Đại hội và các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của Thủ đô, đất nước.
12. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ các cơ quan, đơn vị và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn không đúng quy định. Hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để tạo điều kiện tập trung sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát chức năng nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Thành phố; điều chỉnh Đề án vị trí việc làm; cải thiện các chỉ tiêu thành phần các chỉ số SIPAS, PAPI.
13. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, khiếu kiện tập trung đông người tiềm ẩn mất an ninh, trật tự, đặc biệt tập trung rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng thuộc danh sách theo dõi của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU của Thành ủy. Phát huy vai trò của các cơ quan giám sát trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.
14. Giữ vững an ninh chính trị trong mọi tình huống. Đảm bảo tốt công tác quốc phòng thường xuyên; củng cố lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, lễ hội trên địa bàn, nhất là thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tổ chức hiệu quả các đợt tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là các loại tội phạm có tổ chức, ma túy, tín dụng đen, xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm môi trường... Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, khu dân cư thực hiện nghiêm việc phòng chống cháy nổ.
15. Xây dựng các hoạt động đối ngoại với các tỉnh, Thành phố và quốc tế phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 để thúc đẩy hợp tác toàn diện, nhất là khoa học - công nghệ, đầu tư, thương mại. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện cơ chế, chính sách của Thành phố. Tăng cường phối hợp với Thường trực HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện tốt phòng chống dịch và các nhiệm vụ chính trị, phát triển KTXH.
Từ ngày 1/11/2020 đến ngày 31/10/2023, triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố
Thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, Ban Chỉ đạo 389/TP Thành phố xây dựng Kế hoạch số 03/KH-BCĐ389, ngày 5/11/2020, về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử tập trung 6 nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tăng cường kiểm tra, giam sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Tăng cường rà soát, nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở để hoàn thiện cơ chế chính sách thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về hoạt động thương mại điện tử.
3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử, về các hành vi, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tạo sức lan tỏa, sâu rộng để người dân tích cực, chủ động tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
4. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn và thương xuyên cập nhật các quy định của pháp luật về thương mại điện tử cho các lực lượng chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện các hành vi vi phạm phát luật trong hoạt động thương mại điện tử.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức để phối hợp điều tra, xử lý đối với các tên miền, website, mạng xã hội của các đối tượng ở nước ngoài và đối tượng sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới để hoạt động thương mại điện tử vi phạm pháp luật nước Việt Nam.
6. Khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; phát hiện và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/11/2020 đến ngày 31/10/2023.
Thống nhất chủ trương tổ chức các sự kiện trên tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 23/10/2020 đến hết tháng 12/2020
Xét báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao, UBND Thành phố ban hành văn bản số 9333/VP-KGVX, ngày 28/10/2020, thống nhất chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế, các địa phương và các sở, ngành trên tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 23/10/2020 đến hết tháng 12/2020. Đối với các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức (hình thức xã hội hóa), tập trung đông người, giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ động trao đổi, yêu cầu các đơn vị chủ trì tổ chức các sự kiện báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức đối với từng sự kiện theo đúng quy định. UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức các sự kiện đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn, đúng theo quy định và đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Theo đó, một số sự kiện nổi bật dự kiến tổ chức trên tuyến phố đi bộ từ ngày 23/10/2020 đến hết tháng 12/2020 như sau:
- Sự kiện Quốc tế: Chương trình quảng bá văn hóa Thụy Điển (từ 13-15/11/2020); Chương trình trưng bày tranh, ảnh của Đại sứ quán Hà Lan (từ 20-29/11/2020).
- Sự kiện của các địa phương: Biểu diễn nghệ thuật Cồng - Chiêng tỉnh Đắk Lắk (từ 27-29/11/2020); quảng bá văn hóa, du lịch tỉnh Hưng Yên (từ ngày 27-29/11/2020); quảng bá văn hóa, du lịch tỉnh Bắc Ninh (từ ngày 4-6/12/2020).
- Sự kiện của các sở, ngành: chương trình bình chọn Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của MTTQ Việt Nam và Sở Công Thương (từ ngày 6-8/11/2020); giải đua xe đạp Hà Nội mở rộng (ngày 7/11/2020); chương trình chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (từ ngày 6-8/11/2020); chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm ngành Công Thương” (từ 6-8/11/2020); Lễ khởi động SEA Games 31 (từ ngày 13-15/11/2020); Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành của Sở Công Thương (từ ngày 20-22/11/2020); sự kiện xúc tiến thương mại điện tử (từ ngày 4-6/12/2020); Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại (từ ngày 11-13/12/2020); Chương trình Festival nghệ thuật đường phố (từ ngày 18-20/12/2020).
- Sự kiện do doanh nghiệp tổ chức (hình thức xã hội hóa): chương trình Lễ hội Festa tháng 10 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (từ ngày 31/10 đến 01/11/2020); chương trình nghệ thuật Ngày hội âm nhạc Bridgefest 2020 tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội về những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội và phát động triển khai chương trình hỗ trợ không ai bị bỏ lại phía sau (từ ngày 30/10-01/11/2020); giới thiệu và ký tặng sách Bắt đầu từ đâu để Hết một mình (ngày 7/11/2020); chương trình phát động chạy quần chúng Vietinbank (sáng ngày 15/11/2020); VnExpress Marathon Midnight (từ ngày 27-29/11/2020); chương trình nghệ thuật "Chất riêng của bạn" nhân dịp đón Giáng sinh và Năm mới 2021 (từ ngày 25-27/12/2020); quảng bá hàng không - du lịch Không gian ẩm thực thế giới (từ ngày 18-20/12/2020); biểu diễn nghệ thuật chào năm mới 2021 (hình thức xã hội hóa) (từ ngày 25-27/12/2020); chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2021 Đếm ngược - Countdown (xã hội hóa) (đêm 31/12/2020).
Thành phố đã hỗ trợ chi trả 604,274 tỷ đồng cho 514.009 người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Chủ trì cuộc họp nghe Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành 10 tháng đầu năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp 02 tháng cuối năm 2020, đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý kết luận, chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành trong 10 tháng đầu năm
10 tháng đầu năm 2020, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 145.258/156.000 lao động, đạt 93,1% KH năm; Đưa 1.738/3.500 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố 10 tháng đầu năm 2020 giảm 21.835 người, tương đương giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019; đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 195.000/210.000 người, đạt 92,9% KH; tiếp nhận, xét duyệt và ra quyết định hưởng trợ cấp BHTN cho 67.022 người với số tiền 1.440 tỷ đồng; tăng 12.647 người, tương đương tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2019. Hỗ trợ học nghề cho 2.469 người với số tiền 7,4 tỷ đồng. Thẩm duyệt, chấp thuận 6.020 vị trí công việc dự kiến sử dụng lao động người nước ngoài; cấp và cấp lại 6.870 giấy phép lao động cho người nước ngoài; thông báo miễn cấp giấy phép lao động cho 722 lao động nước ngoài.
Tính đến nay, Thành phố đã hoàn thành công tác chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, nhân khẩu thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo, người lao động và hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cộng cả 2 đợt hỗ trợ cho các đối tượng, toàn Thành phố đã ra quyết định và chi trả cho 514.009 người với số tiền 604,274 tỷ đồng.
2. Những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong 2 tháng cuối năm
- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình an sinh xã hội giai đoạn 2021-2025, báo cáo UBND Thành phố.
- Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp, đề xuất các nội dung đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách người có công. Thực hiện giải pháp giảm nghèo, tiến hành tổng kết thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, xây dựng tiêu chí giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025; rà soát và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND Thành phố; thanh, kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, quy trình xét duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, nắm bắt tình hình tại địa bàn đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng của các Trung tâm hướng nghiệp, Câu lạc bộ tình thương hoặc các Hội liên quan đến người khuyết tật, đúng quy định pháp luật và Thành phố.
- Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và tham mưu UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục xét duyệt cho vay vốn; thu thập thông tin thị trường, kết nối cung cầu lao động; đẩy mạnh dự báo và thông tin thị trường lao động; tham mưu UBND Thành phố về việc kéo dài hoạt động của 05 sàn giao dịch việc làm và 08 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong sàn giao dịch việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả của sàn giao dịch việc làm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn lao động; quan tâm, nâng cao chất lượng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tránh việc chạy theo thành tích, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án sắp xếp các Trường Trung cấp dạy nghề trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc công tác tuyển sinh tại các trường dạy nghề trên địa bàn đảm bảo đạt chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch đề ra. Phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức phân luồng học sinh, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, tạo điều kiện cho các trường dạy nghề tiếp cận công tác tuyển sinh. Nghiên cứu, tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thu hút học sinh tham gia học nghề đạt tỷ lệ cao, báo cáo UBND Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện tốt Mô hình về chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện; tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy; đẩy mạnh công tác cho vay vốn, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Phối hợp các sở, ngành tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về phòng chống mại dâm; không để tình hình tệ nạn mại dâm phát sinh điểm, tụ điểm mới hoặc tái hoạt động sau khi triệt phá.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới. Thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích và chống đuối nước.
- Xây dựng Kế hoạch tặng quà các đối tượng chính sách và các tổ chức, cá nhân tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Xử lý nghiêm vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố
Chủ trì cuộc họp về biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu thống nhất kết luận, chỉ đạo như sau:
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến ngày 26/10/2020 cả nước có 377 xã thuộc 115 huyện của 31 tỉnh, thành phố có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) chưa qua 21 ngày, với số lượng lợn phải tiêu hủy là 26.111 con. Tại thành phố Hà Nội, từ ngày 17/5/2020 đến hết ngày 03/9/2020 đã không còn ổ DTLCP. Tuy nhiên, từ ngày 04/9/2020 đến ngày 29/10/2020, bệnh DTLCP đã xảy ra ở 18 hộ chăn nuôi thuộc 15 thôn, 10 xã tại 05 huyện: Chương Mỹ, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên và Thanh Oai, phải tiêu hủy 312 con lợn với tổng trọng lượng 18.066 kg.
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Thực hiện Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP; Công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã (đặc biệt là 05 huyện đang có dịch) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
a) Về công tác kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, yêu cầu:
- Lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại địa bàn tối thiểu 02 lần/tuần, chỉ đạo lãnh đạo UBND xã kiểm tra trên địa bàn quản lý tối thiểu 01 lần/tuần để đôn đốc, chỉ đạo tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch; áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp vệ sinh, sát trùng, bằng hóa chất, vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh tại ổ dịch, nơi xử lý chôn lợn, địa bàn nguy cơ cao, dung cụ, phương tiện vận chuyển lợn bệnh và người tham gia xử lý ổ dịch.
- Lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã chưa xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện kiểm tra thực tế tại địa bàn tối thiểu 01 lần/tháng, chỉ đạo lãnh đạo UBND xã kiểm tra trên địa bàn quản lý tối thiểu 01 tuần/lần.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, nắm chắc tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, báo cáo đầy đủ, đúng thực tế tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; tăng cường công tác thông tin, truyền thông theo đúng quy định về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn quản lý.
b) Thực hiện hỗ trợ thiệt hại kịp thời cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố. Đối với các địa phương hết nguồn kinh phí, có văn bản báo cáo UBND Thành phố (gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu).
c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo đúng Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 20/5/2019, của Ban Bí thư và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố. Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 180/KH-UBND, ngày 10/9/2020, của UBND Thành phố về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025.
d) Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn có tổng đàn lợn lớn, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi dịch bệnh được phát hiện; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp giấu dịch, không chủ động khai báo.
đ) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ và phòng, chống dịch bệnh, kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
e) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tiếp nhận khai báo chăn nuôi, cập nhật kê khai hoạt động chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi theo đúng quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, ngày 30/11/2019, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về chăn nuôi.
g) Chỉ đạo, tổ chức và tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của địa phương, hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường; tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn lợn, đặc biệt là vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
h) Chỉ đạo các phường, thị trấn thuộc vùng không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND Thành phố về ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Duy trì hoạt động 24/24 giờ các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào Thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm trên địa bàn Thành phố; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Sở làm trưởng đoàn đến các địa phương có bệnh DTLCP (chưa qua 21 ngày) để kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn bản có liên quan của Trung ương và Thành phố.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Trạm Chăn nuôi và Thú y các quận, huyện, thị xã phân công cán bộ, nhân viên thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở, đảm bảo phát hiện và báo cáo kịp thời. Phối hợp cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan của UBND cấp huyện kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ, vật tư, hóa chất sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và bổ sung kịp thời cho các huyện theo quy định.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tập trung tổ chức thực hiện và hướng dẫn đơn vị liên quan thực hiện Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND Thành phố về ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bổ sung kinh phí theo đề nghị của các địa phương để thực hiện công tác phòng, chống, xử lý bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật.
- Khẩn trương rà soát đề nghị của UBND các huyện về đề xuất bổ sung kinh phí đã hết nguồn để phục vụ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người dân khi có lợn phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố theo quy định (lưu ý thời gian áp dụng Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2020 của UBND Thành phố và Thông tư số 24/2019/TT-BNN ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
4. Các sở, ngành liên quan
- Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, Sở Công Thương, Công an Thành phố; Cục Quản lý thị trường Thành phố, Cục Hải quan Thành phố: căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố; ngăn ngừa nhập lậu lợn, sản phẩm từ lợn, không để hiện tượng buôn bán động vật và sản phẩm của chúng không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo: Kinh tế và Đô thị, Hà Nội Mới thực hiện công tác thông tin, truyền thông theo đúng quy định về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn.
Không để xảy ra tình trạng chặn xe vận chuyển rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn
Thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy tại Thông báo số 08-TB/TU ngày 30/10/2020 về một số vấn đề liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (gọi tắt là Khu liên hợp), huyện Sóc Sơn, UBND Thành phố ban hành văn bản số 5217/UBND-ĐT ngày 3/11/2020 chỉ đạo như sau:
1. UBND huyện Sóc Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND Thành phố về công tác giải phóng mặt bằng, công tác an ninh trật tự tại khu vực Khu liên hợp, báo cáo Ban Thường vụ huyện ủy Sóc Sơn nghiên cứu thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã tổ chức thực hiện công tác này (trong đó có bố trí bộ phận tiếp công dân tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, kiến nghị của công dân có liên quan), không được để xảy ra tình trạng người dân lợi dụng vấn đề môi trường, giải quyết kiến nghị, khiếu nại để chặn xe vận chuyển rác, ảnh hưởng để công tác vận hành của Khu liên hợp.
2. UBND Thành phố phân công đồng chí Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì, trực tiếp chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, ưu tiên thực hiện ngay các vấn đề cấp bách; kịp thời chỉ đạo, giải quyết các tồn tại, bất cập, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan về vấn đề xử lý thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố.
3. Giao Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành khẩn trương lập bản Kế hoạch chi tiết, báo cáo Tổ công tác Thành phố ban hành để làm cơ sở thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống bờ bao các hồ, ô chứa rác thải, lập phương án chống vỡ, tràn các ô chứa nước rỉ rác đối với các điểm xung yếu, các điểm có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn trong mọi tình huống (xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải tập trung mọi nguồn lực, nhân lực, có các biện pháp cấp bách để thực hiện); ngoài các việc cấp bách trước mắt, phải nghiên cứu giải pháp lâu dài, căn cơ, đảm bảo vận hành an toàn, đồng bộ, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 10/11/2020.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các chủ đầu tư thực hiện các dự án đốt rác, đề xuất UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy thay thế các nhà đẩu tư không đủ năng lực; làm việc cụ thể với các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đảm bảo đưa vào hoạt động sớm nhất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/11/2020.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng quy chế vận hành, hoạt động của Khu liên hợp đáp ứng yêu cầu an toàn, ổn định, liên tục, hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí (trong đó bổ sung các điều khoản: xử phạt nghiêm các sai phạm đối với các đơn vị trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác, nghiêm cấm hành vi đổ nước rác vào các ô chôn lấp cùng rác); Có biện pháp chấm dứt ngay việc người dân vào trong Khu liên hợp bới rác, thu nhặt rác thải, phế liệu, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 10/11/2020.
đ) Rà soát, hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý rác thải, nghiêm cấm việc để nước rỉ rác vào bãi thải; Có phương án phân luồng hợp lý, đảm bảo việc vận chuyển, truyền dẫn nước rỉ rác về các trạm xử lý nước thải trong Khu liên hợp, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/11/2020.
e) Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột suất đối với đơn vị thu gom, vận chuyển rác và đơn vị điều hành chôn lấp rác, đơn vị xử lý nước rỉ rác, đảm bảo việc ép nước, chôn lấp rác và xử lý nước rỉ rác được thực hiện đúng quy trình, quy định. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
f) Chủ trì cùng các Sở, ngành tổng hợp tình hình giải quyết các thủ tục cho dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn (làm rõ các các thủ tục đã giải quyết, đang giải quyết, còn phải giải quyết, những khó khăn, vướng mắc), những biện pháp, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho Dự án đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đưa vào vận hành vào tháng 01/2021; phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố bố trí buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng tại hiện trường Nhà máy để kiểm tra thực tế công tác thi công xây dựng, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ.
g) Chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội kiểm tra, hoàn thành thủ tục tiếp nhận Nhà máy đốt rác công nghiệp (do NEDO Nhật Bản tài trợ), đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/11/2020.
4. Giao Sở Tài chính:
a) Khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát tổng thể việc đấu thầu, ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng đã ký; Đề xuất giải pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/11/2020.
b) Chủ trì cùng Sở Xây dựng chủ động làm việc với các cơ quan của Bộ Tư pháp để xin ý kiến về việc ban hành quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Hà Nội thay thế Quyết định số 77/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014. Ngay sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp, Sở Tài chính khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo, trình UBND Thành phố quyết định; trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phê duyệt kế hoạch đấu thầu, Sở Xây dựng chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thực hiện ngay sau khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
5. Giao Thanh tra Thành phố:
a) Cử lãnh đạo Thanh tra Thành phố tham gia Tổ Công tác Thành phố để phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện Sóc Sơn trong công tác xử lý sau Kết luận thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý khắc phục vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng khi thực hiện giải phóng mặt bằng.
b) Tổ chức thanh tra trách nhiệm đối với các chính quyền, các Sở, ngành, các tập thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước và điều hành thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Thanh tra, báo cáo UBND Thành phố.
Triển khai 23 nhiệm vụ xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế, đảm bảo vận hành an toàn cho Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn
Thực hiện Thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về một số vấn đề liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, ngày 5/11/2020, Tổ công tác theo Quyết định số 4828/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xử lý khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo công tác vận hành an toàn cho Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, tham mưu các giải pháp đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài cho công tác xử lý rác thải của Thành phố như sau:
1. Triển khai các nhiệm vụ đưa dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn vào vận hành, khai thác trong tháng 01/2020: tập trung GPMB, thi công ô chôn lấp 1.1, 1.2; bố trí nguồn kinh phí đặt hàng xử lý rác cho nhà máy điện rác; giải quyết khó khăn vướng mắc cho chủ đầu tư nhà máy điện rác; hoàn thành GPMB công trình đường dây 110KV và đường ống nước từ sông Công về nhà máy; cấp phép thi công vị trí cáp ngầm 110kV từ VT8-VT9 đoạn qua mương nước thủy lợi; giải quyết việc hoàn thuế của công ty; thủ tục nhập cảnh, cách ly cho chuyên gia kỹ thuật; cấp giấy phép lao động.
2. Xây dựng phương án, cơ chế đưa dự án Nhà máy xử lý rác thải do Nhật Bản tài trợ (dự án NEDO) vào hoạt động
3. Rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống bờ bao các hồ, ô chứa rác thải, lập phương án chống vỡ, tràn các ô chứa nước rỉ rác đối với các điểm xung yếu, các điểm có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.
4. Rà soát các chủ đầu tư thực hiện các dự án đốt rác, đề xuất UBND Thành phố thay thế các nhà đẩu tư không đủ năng lực.
5. Xây dựng quy chế vận hành, hoạt động của Khu liên hợp đáp ứng yêu cầu an toàn, ổn định, liên tục, hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí. Chấm dứt ngay việc người dân vào trong Khu liên hợp bới rác, thu nhặt rác thải, phế liệu.
6. Hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý rác thải, nghiêm cấm việc để nước rỉ rác vào bãi thải.
7. Xây dựng phương án phân luồng, đảm bảo việc vận chuyển, truyền dẫn nước rỉ rác về các trạm xử lý nước thải.
8. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột suất đối với đơn vị thu gom, vận chuyển rác và đơn vị điều hành chôn lấp rác, đơn vị xử lý nước rỉ rác, đảm bảo việc ép nước, chôn lấp rác và xử lý nước rỉ rác được thực hiện đúng quy trình, quy định.
9. Rà soát tổng thể việc đấu thầu, ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng đã ký; đề xuất giải pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
10. Ban hành Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Thành phố thay thế Quyết định số 77/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014.
11. Xử lý sau Kết luận thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý khắc phục vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
12. Thanh tra trách nhiệm đối với các chính quyền, các sở, ngành, các tập thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước và điều hành thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố.
13. Vận hành các trạm xử lý nước rỉ rác tối đa công suất.
14. Xử lý, khắc phục mùi hôi tại các ô chứa rác và ô chứa nước rỉ rác.
15. Kiểm tra, đánh giá các khâu phun khử mùi, khử khuẩn.
16. Diệt ruồi.
17. Bổ sung bạt
Kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND TP Hà Nội từ ngày 2 - 10/11/2020 - Ảnh 2

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần