Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai hội Đền Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Lễ kỷ niệm 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025 sẽ diễn ra sáng 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 7/2/2025 (tức từ mùng 6 đến hết mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), kéo dài thêm 2 ngày so với lễ hội truyền thống thường kết thúc vào ngày 8 tháng Giêng.

Hình ảnh đoàn rước kiệu tại Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng.

Lễ hội được tổ chức theo nghi thức Nhà nước và truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ: Tổ chức Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền.

Trước đó, từ ngày 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ "Tế trình", đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ Đền về Đình làng (đình Hạ Lôi).

Từ trong sân Đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Việc đổi vị trí kiệu gọi là "giao kiệu".

Cùng thời điểm này, từ Đình làng Hạ Lôi, đoàn rước kiệu Thành Hoàng làng và kiệu Thánh Cốt Tung - một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi đi đến ngã tư cổng Đền để nghênh đón kiệu Hai Bà về Đình làng (với ý nghĩa: Hai Bà Trưng đi kinh lý về thăm quê hương). Đoàn rước kiệu về đến cổng Đình làng thì kiệu bà Trưng Nhị dừng lại sang bên phải đường để kiệu bà Trưng Trắc đi vào sân Đình trước (giao kiệu).

Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng từ chiều ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng với ý nghĩa là để chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương.

Sáng ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, đoàn rước kiệu lại rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về Đền Hai Bà Trưng.

Từ trong Đình làng, đội nghi trương dẫn đầu đoàn, tiếp đền là kiệu bà Trưng Trắc đi trước. Khi đoàn rước kiệu ra khỏi cổng Đình làng, kiệu bà Trưng Trắc dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (giao kiệu).

Trong quá trình lễ rước kiệu, nhiều lần đội hình rước kiệu dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu của bốn cỗ kiệu được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nên nếu nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã và uy linh.

Khi đoàn rước kiệu về đến cổng Đền, kiệu bà Trưng Nhị dừng lại để kiệu bà Trưng Trắc vào sân Đền trước (giao kiệu). Việc "giao kiệu" trong lễ rước kiệu là một nghi thức độc đáo, đặc sắc chỉ riêng có tại Lễ hội Đền Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

Phần Hội: diễn ra từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 7/2/2025 (từ ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng). Ban Tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao để Nhân dân và du khách được vui hội.

Đáng chú ý, chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” được tổ chức mở màn vào sáng 3/2/2025 (mùng 6 tháng Giêng Âm lịch), mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa, tôn vinh mảnh đất Mê Linh – nơi khởi nguồn cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” sẽ tái hiện sinh động câu chuyện lịch sử của Hai Bà, từ tuổi thơ học chữ, luyện võ, đến khi nuôi chí lớn, tạo nên sự kết nối từ những giá trị truyền thống đến tinh thần quật cường của dân tộc... Chương trình có sự tham gia biểu diễn các ca sỹ, nghệ sỹ như Thanh Thanh Hiền, Tùng Dương, Dương Hoàng Yến, Đông Hùng, Quách Mai Thy, vũ đoàn Laveder và tập thể các diễn viên, nghệ sỹ...

Ca sĩ Tùng Dương cũng sẽ biểu diễn tiết mục: Một vòng Việt Nam, sáng tác của Đông Thiên Đức, do ca sỹ Tùng Dương phát hành vào tháng 6/2023, được nhiều khán thính giả yêu mến trong thời gian vừa qua bởi giai điệu và ca từ giàu cảm xúc, khơi gợi niềm tự hào dân tộc...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Sóc Sơn: quyết liệt ngăn chặn vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

Huyện Sóc Sơn: quyết liệt ngăn chặn vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

01 May, 06:45 AM

Kinhtedothi - UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng thực hiện trực 100% quân số trong thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025. Đồng thời, các xã, thị trấn phải xử lý dứt điểm vi phạm phát sinh trong năm 2025 trước ngày 15/5.

Nối tiếp lịch sử truyền thống vùng đất mang tên Hoàng Mai 

Nối tiếp lịch sử truyền thống vùng đất mang tên Hoàng Mai 

30 Apr, 03:35 PM

Kinhtedothi - Trong 7 địa danh đơn vị hành chính cơ sở mới của quận Hoàng Mai hiện tại có phường Hoàng Mai diện tích 8,73km2 gồm phần lớn diện tích và dân số của các phường Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai) và một phần của 8 phường Giáp Bát, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú.

Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Gia Lâm

Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Gia Lâm

30 Apr, 02:40 PM

Kinhtedothi-Với lợi thế có nhiều làng nghề truyền thống, hàng trăm di tích lịch sử văn hóa và lễ hội, cùng 4 điểm du lịch đã được TP công nhận (Bát Tràng, Phù Đổng, Dương Xá, Kim Lan), Gia Lâm đang tập trung phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, nhằm phát huy những thế mạnh này.

Hà Nội: sắp đấu giá 680m2 đất xen kẹt tại huyện Phúc Thọ

Hà Nội: sắp đấu giá 680m2 đất xen kẹt tại huyện Phúc Thọ

30 Apr, 12:46 PM

Kinhtedothi - 6 thửa đất xen kẹt tại Khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc) và Khu Đồng Cầu Lọc (xã Ngọc Tảo) sẽ được huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) tổ chức đấu giá vào giữa tháng 5/2025. Mức giá đấu khởi điểm hấp dẫn, chỉ từ hơn 8,9 triệu đồng/m2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ