Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Kinhtedothi - 300 đại biểu Chính phủ, bộ ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đã dự Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 đã diễn ra chiều 10/4, tại Thành phố Hải Phòng.

Phò Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có nhiều chia sẻ tại Diễn đàn.

Vietnam Connect Forum 2024 và chương trình Golden Dragon Awards lần thứ 23 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times và UBND TP Hải Phòng phối hợp tổ chức. Chủ đề của Diễn đàn năm nay "Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững: từ chiến lược, chính sách của Chính phủ tới các sáng kiến, giải pháp của địa phương và doanh nghiệp". 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các đại biểu tham dự sự kiện. Ảnh: Khắc Kiên

Vietnam Connect là sự kiện được tổ chức thường niên, với mục tiêu trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại giữa các địa phương, đối tác quốc tế và các cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3 xu thế lớn tác động đa chiều đối với tất cả các quốc gia

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, đây không chỉ là chủ đề của một hội nghị mà chính là cam kết, là quyết tâm, dù đại diện cho quốc gia phát triển hay đang phát triển, dù là chính phủ, địa phương hay doanh nghiệp để cùng chung tay thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu khai mạc. Ảnh: Khắc Kiên

Do đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ ra 3 xu thế lớn tác động đa chiều đối với tất cả các quốc gia. Thứ nhất, phát triển kinh tế xanh và bền vững là xu thế không thể đảo ngược. Trong bối cảnh tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai và các thách thức an ninh phi truyền thống, cùng với những căng thẳng địa chính trị đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng toàn cầu, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải các-bon thấp trở thành điều chỉnh “bắt buộc”.

Thứ hai, điểm đáng chú ý là hai xu thế tăng trưởng xanh và chuyển đổi số với phát triển của các công nghệ mới diễn ra đồng thời, tác động qua lại, đẩy nhanh cả hai tiến trình với tốc độ vượt trội.

Thứ ba, phải khẳng định cộng đồng quốc tế đã đạt nhận thức sâu sắc, có quyết tâm cao, mục tiêu tham vọng về việc cần hợp tác và hành động vì kinh tế xanh và bền vững.

"Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập và gắn kết sâu rộng, không thể nằm ngoài vòng xoáy phát triển xanh và bền vững hiện nay. Vấn đề đặt ra không phải chỉ là nằm trong vòng xoáy, mà Việt Nam cần quyết tâm nắm bắt cơ hội từ vòng xoáy đó để tạo đột phá trong phát triển, hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045" - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định. 

Bí thư Thành uỷ Thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu. Ảnh: Khắc Kiên

Trong khi đó, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu cho hay, qua hơn 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thành phố Hải Phòng luôn là một trong những địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về kết quả phát triển kinh tế - xã hội. 

“Ðặc biệt, tại Hải Phòng, Khu công nghiệp DEEP C và Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền định hướng phát triển thành khu công nghiệp sinh thái, đang đi tiên phong trong việc xây dựng Khu Công nghiệp sinh thái ở Việt Nam” - ông Châu thông tin.

Đồng thời đề xuất, vấn đề phát triển bền vững, phát thải ròng hay trung hòa carbon còn khá mới mẻ đối với một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, do vậy doanh nghiệp phải thể hiện tinh thần tiên phong, đi đầu để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh và bền vững. Chính phủ và các địa phương cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện và cách tiếp cận phù hợp, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, bằng cách trước mắt cho phép thí điểm các mô hình kinh tế mới, theo hướng xanh, bền vững.

Chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện đặc thù và năng lực khác nhau của các địa phương. Vì vậy, các địa phương trên cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích vì mục tiêu chung của Chính phủ.

Hải Phòng đang khẩn trương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo định hướng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch “xanh”. “Hải Phòng rất mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương bạn đối với đề xuất này” - vị này nói. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Chuyển nhanh sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế số

Chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Chính phủ đang thúc đẩy để chuyển nhanh sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế dựa vào tri thức kinh tế tuần hoàn và luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt là phát triển bền vững và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

"Cuộc cách mạng xanh chỉ thành công khi có sự tham gian của các bên. Điều kiện tiên quyết là tạo lập môi trường pháp lý cởi mở, minh bạch, thuận lợi, kiến tạo phát triển, có tính cạnh tranh; hệ thống hạ tầng đồng bộ bao gồm cả hạ tầng số và nguồn nhân lực" - Phó Thủ tướng nói.

Đồng thời đề nghị, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp phân tích cơ hội, thách thức từ cả góc độ Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp; từ những bài học thành công, thực tiễn sinh động đóng góp trong hoàn thiện thể chế kiến tạo, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng dựa trên các tiêu chuẩn mới về môi trường, khí hậu, loại bỏ dần các ưu thế cạnh tranh dựa vào tài nguyên; các cơ chế tài chính, đầu tư, công nghệ, quản trị; các cơ chế chính sách để tận dụng cơ hội từ và giải quyết thách thức mới như an ninh, an toàn trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo.

Kiến nghị, đề xuất cơ chế hợp tác hữu hiệu giữa Chính phủ các nước phát triển và các nước đang phát triển; giữa Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp trong thúc đẩy nghiên cứu phát triển một số công nghệ lõi như năng lượng mới, hydrogen, chip, bán dẫn.

Xác định rõ các nội dung cần chính phủ cần phải tập trung ưu tiên đầu tư để đóng vai trò thúc đẩy đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực hạ tầng số, hạ tầng xanh.

Kiến nghị giải pháp khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới, đón đầu các xu thế phát triển mới. Cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ.

“Chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đầu tư một số lĩnh vực thúc đẩy chuyển đổi xanh như năng lượng tái tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, phát triển vật liệu mới, chíp, bán dẫn, phát triển kinh tế số, chính phủ số, chính quyền số, chuyển đổi xanh trong giao thông, phát triển đô thị thông minh, bảo vệ môi trường” - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ ra.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

Đổi mới từ “lượng” đến “chất”, các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

30 Jun, 07:03 PM

Kinhtedothi - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ