Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long 2021: Đã chạm tới Chính điện Kính thiên

Kinhtedothi - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa công bố kết quả khai quật khu vực chính điện Kính Thiên năm 2021 với những thành quả về di vật, hiện vật và đặc biệt là làm rõ hơn không gian cấu trúc Chính điện Kính Thiên.
Đợt khai quật thăm dò năm 2021 được xem là có quy mô hớn nhất (1.000m2) trong hơn 10 năm Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Dấu tích điện Kính thiên thời Lê sơ
Năm 2021, theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật tại khu vực Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên. Nếu như năm 2019, với diện tích khai quật 900m2, Viện Khảo cổ Việt Nam đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng khiến giả thiết về vườn Thượng uyển, điện Cần Chánh lần đầu được phát lộ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội thì năm 2021 kết quả thăm dò khai quật lại phát lộ ra những cứ liệu, hiện vật, di vật đặc sắc hơn. Với vị trí thu hẹp của kết quả khảo cổ học năm 2021 được xem là đã chạm tới không gian của điện Cần Chánh, một phần tổng thể không gian chung của Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ.
Hố khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội năm 2021. Ảnh: Lại Tấn
Cuộc khai quật khảo cổ học năm 2021 đã phát hiện nhiều tư liệu mới tiếp tục góp phần hiểu sâu thêm di tích của Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Điều đặc biệt nhất, những phát hiện khai quật lần này đã phát hiện dấu tích sinh sống của loài người trước thời kỳ Đại La (khoảng thế kỷ tứ IV - VI). Đó là phát hiện những di tích mộ táng thời tiền Thăng Long ở tầng sâu nhất địa tầng khai quật. Dấu tích móng cột sỏi thời Lý, lớp văn hóa thời Trần với nhiều vết cháy và phá hủy kết hợp với văn hóa thời Lý đã làm sáng tỏ thêm giả định của vụ hỏa hoạn xảy ra ở hoàng cung mà đã được sử sách ghi lại.

Điều đặc biệt, đối với thời Lê sơ trong đợt khai quật đã phát hiện di tích kiến trúc nhiều gian gợi sự phân bố của không gian Chính điện Kính Thiên ở đây; phát hiện di vật quý cho thấy chi tiết cấu trúc của kiến trúc thời Lê sơ. Hai năm trước, Viện Khảo cổ học đã tìm thấy cột, xà, đầu xà sơn son thếp vàng của kiến trúc Lê sơ.
Năm nay, đoàn tiếp tục phát hiện một bộ phận mô hình kiến trúc tráng men xanh, men vàng thời Lê sơ. Di vật cho thấy mô hình thái kiến trúc cung đình thời Lê sơ có nhiều tầng mái, các cấu kiện đấu củng, độ cong của góc đao và lá mái, cấu kiện gỗ đỡ diềm mái, đầu tư chạm rồng. Đây được xem là kết quả mang lại giá trị lớn cho việc hình dung không gian và cấu trúc điện Kính thiên thời Lê sơ.

Thúc đẩy quá trình phục dựng

Hà Nội đã có 20 năm từ khi đưa ra ý tưởng phục dựng điện Kính Thiên, nhưng việc nghiên cứu và thực hiện vẫn đi theo lộ trình cẩn trọng và chậm rãi. Sốt ruột với tiến độ thực hiện, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng với nguồn tài liệu tương đối tốt, nay các ý kiến khá thống nhất nên cần nhanh chóng phục dựng điện Kính Thiên. Hà Nội cũng đã có những động thái cụ thể với đề án phục dựng điện KÍnh Thiên, đó là việc đưa ra lộ trình: Giai đoạn 1 (năm 2020 - 2025) hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở; giai đoạn 2 (2025 - 2030) triển khai thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên. Tổng kinh phí đầu tư của dự án này dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng.
PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng quyết tâm của lãnh đạo Hà Nội gần đây về việc phục dựng điện Kính Thiên là một thuận lợi cho các nhà khoa học, đẩy nhanh quá trình phục dựng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo Nhân dân và các nhà nghiên cứu. 

"Đối với mục tiêu nghiên cứu di tích điện Kính Thiên, nhờ có các cuộc khai quật khảo cổ học chúng ta từng bước tìm hiểu ngày càng rõ hơn không gian, cấu trúc không gian Chính điện Kính Thiên và cấu trúc của Chính điện Kính Thiên. So sánh chung, chúng ta có thể bước đầu đoán định không gian thu hẹp ở vị trí khai quật năm 2021 có thể là không gian của điện Cần Chánh, một phần trong tổng thể không gian chung của khu vực Chính điện Kính Thiên." - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam - PGS.TS Tống Trung Tín

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Biển người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh chờ xem pháo hoa

Biển người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh chờ xem pháo hoa

30 Apr, 07:35 PM

Kinhtedothi - Mặc dù thông báo 21 giờ mới tổ chức bắn pháo hoa nhưng ngay từ sớm hàng nghìn người dân đã kéo về khu trung tâm TP Hồ Chí Minh để để vui chơi, biểu diễn nghệ thuật 3D mapping và tìm vị trí đẹp chờ màn bắn pháo hoa mừng lễ 30/4.

Nam Định: tổ chức tuyên truyền chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 

Nam Định: tổ chức tuyên truyền chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 

30 Apr, 06:09 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 30/3/2025 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2025; Kế hoạch số 48/KH-CAT-PC07 ngày 07/3/2025 của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về việc thực hiện công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).

Bình Dương rộn ràng Ngày hội "Thống nhất non sông"

Bình Dương rộn ràng Ngày hội "Thống nhất non sông"

29 Apr, 02:18 PM

Kinhtedothi - Sáng 29/4, trong không khí phấn khởi kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đồng loạt tổ chức Ngày hội "Thống nhất non sông".

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ