Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khám phá bảo vật quốc gia qua công nghệ trực tuyến

Kinhtedothi - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các trưng bày ứng dụng công nghệ là cách để bảo tàng tương tác với công chúng. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã từng bước thay đổi, ứng dụng công nghệ trong trưng bày và giới thiệu trưng bày, làm tăng khả năng kết nối, tương tác cũng như đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thưởng lãm giá trị lịch sử văn hóa ngày càng cao của các đối tượng công chúng.

20 bảo vật quý lộ diện

Việc ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã được thực hiện trong nhiều năm qua, hướng tới xây dựng di sản số (E- Heritage) cho di sản văn hóa Việt Nam. Ngày 15/9, trong cuộc họp báo, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã giới thiệu không gian trưng bày tương tác ảo 3D chuyên đề “Bảo vật quốc gia”.

Theo TS Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Từ năm 2013, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã ứng dụng công nghệ này giới thiệu 2 trưng bày chuyên đề: “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam”. Từ năm 2020, bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp ứng dụng 3D và hoàn thiện giới thiệu trưng bày ảo 3D chuyên đề “Bảo vật quốc gia” với 20 bảo vật đang lưu giữ tại bảo tàng”.
 Hình ảnh 3D bảo vật quốc gia "Bia Điện Nam Giao".

Trực tiếp tham quan trưng bày 3D, công chúng được tận mắt xem những bảo vật quốc gia như: “Ấn sắc mệnh chi bảo”, cuốn “Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trống đồng Ngọc Lũ, mộ thuyền Việt khê, bia Điện Nam Giao… Trong mỗi phần giới thiệu bảo vật, công chúng có thể xem hình ảnh, video, tương tác với hiện vật và chơi các trò chơi gắn liền với kiến thức về hiện vật.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nội dung trưng bày về các bảo vật quốc gia được cập nhật, bổ sung, đổi mới cách thức tiếp cận. Theo đó, thông tin được giới thiệu với các cấp độ khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của công chúng, phù hợp với điều kiện thời gian, nhu cầu tra cứu thông tin từ khái quát đến trải nghiệm, tương tác 3D hoặc khai thác tư liệu, tìm hiểu, nghiên cứu sâu (cấp độ giới thiệu chi tiết với các tài liệu, hình ảnh, clip, các bài nghiên cứu liên quan một cách sâu sắc, phong phú).

Học lịch sử trực tuyến

Trong điều kiện giãn cách xã hội, học sinh không thể tham gia trực tiếp nên đã từng bước chuyển hướng sang hình thức online. Đây là hướng hoạt động phù hợp với thực tiễn, tạo sân chơi vui học bổ ích cho các em học sinh, góp phần quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa của dân tộc. Tháng 6/2021, bảo tàng đã gấp rút hoàn thành và đưa vào giảng dạy chương trình “Giờ học lịch sử online” chủ đề “Sáng mãi những tấm gương anh hùng, gồm 5 buổi học tìm hiểu về các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi như Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc... Tính đến 30/8, Bảo tàng đã tổ chức được 275 buổi học với 5.360 lượt học sinh tham gia, gồm các đối tượng học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 ở Hà Nội và các tỉnh thành như: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cà Mau, Sơn La, Nghệ An.
 Học sinh tham gia giờ học lịch sử trực tuyến.

Bên cạnh chương trình “Giờ học lịch sử onlie”, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn tổ chức buổi tham quan bảo tàng trực tuyến đầu tiên (Tourday online) được Câu lạc bộ Tình nguyện viên tổ chức vào ngày 12/9 với chủ đề “Theo dòng lịch sử: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần”.

“Chương trình Tourday online đầu tiên đã đạt được nhiều kết quả, dễ dàng kết nối hàng trăm con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở những tỉnh xa hoặc ở khu cách ly cũng có thể tham gia chương trình. Đây là bước tiến trong cách đưa những kiến thức, giá trị lịch sử tới công chúng trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các phần mềm xen kẽ được kết hợp đem tới nhiều góc nhìn, trải nghiệm mới lạ cho du khách mà những hoạt động tham quan thông thường khó có được”, Nguyễn Minh Quang – điều phối tổ chức thực hiện chương trình cho biết.

Tham gia chương trình, du khách cũng tham gia giao lưu trực tiếp với hướng dẫn viên, qua cách đặt câu hỏi. Phần giao lưu là chương trình trò chơi (mini game) với những câu hỏi về văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần là một trong những hoạt động tăng tính hấp dẫn, sinh động, đem đến những trải nghiệm mới, khác biệt cho du khách. Trưởng Phòng Truyền thông, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Tô Thị Thuỳ Lâm chia sẻ: Chương trình Tourday online đã mang đến những trải nghiệm mới đặc biệt cho du khách, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa lịch sử và tăng cường sự kết nối giữa Bảo tàng và khách tham quan. Đặc biệt, Tourday online đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm ứng dụng công nghệ trong hoạt động trưng bày.

Thông qua việc từng bước tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn đưa Bảo tàng đến rộng rãi công chúng hơn đồng thời đa dạng hóa hoạt động, phát huy được những giá trị di sản hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng thu hút khách tham quan phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như xu thế phát triển công nghệ hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ