KTĐT - Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An. Giếng Xóm Cấm có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông.
Nằm cách đất liền khoảng gần 20km đường biển, đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có rất nhiều di tích lịch sử tiêu biểu, mang đặc trưng văn hóa Chămpa, nhưng ấn tượng đối với người dân và du khách khi đến nơi đây vẫn là Giếng cổ Chăm (còn gọi là Giếng Xóm Cấm), đã được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2006.
Giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam.
Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An. Giếng Xóm Cấm có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu “vành khăn." Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m.
Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.
Ông Phạm Minh Hải, người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì nước Giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao chàm bị say sóng thì lấy nước Giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.
Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.
Theo những nhà nghiên cứu, Giếng Xóm Cấm từ trước đến nay không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt mát lành dồi dào cho cư dân trên đảo Cù Lao Chàm mà còn cung cấp nước ngọt cho tàu thuyền trong và ngoài nước thường xuyên qua lại nơi này, bởi trước đây, Cù Lao Chàm (tên cổ là Chiêm Bất Lao) là điểm dừng chân và định hướng cho tàu thuyền qua lại thời kỳ Chămpa.
Anh Nguyễn Văn Quân, một du khách đến từ Hà Nội đến tham quan Giếng Xóm Cấm trong một chuyến ghé thăm Cù Lao Chàm cho biết: "Tôi thực sự ngạc nhiên vì ở giữa một hòn đảo độc lập, bốn bề là nước biển mặn mà lại có giếng nước đem lại nguồn nước ngọt trong suốt đến như vậy."
Hiện nay, Giếng Xóm Cấm không những tiếp tục cung cấp nguồn nước ngọt đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân địa phương và cho tàu thuyền đi biển mà còn là nguồn tư liệu quý để du khách cũng như các nhà văn hóa, nghiên cứu hiểu rõ hơn về sinh hoạt văn hóa của cư dân địa phương, quá trình phát triển làng xã cũng như vai trò, vị trí Cù Lao Chàm trên chặng đường giao thương hàng hải ven biển Đông trước đây./.
Giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam.
Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An. Giếng Xóm Cấm có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu “vành khăn." Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m.
Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.
Ông Phạm Minh Hải, người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì nước Giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao chàm bị say sóng thì lấy nước Giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.
Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.
Theo những nhà nghiên cứu, Giếng Xóm Cấm từ trước đến nay không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt mát lành dồi dào cho cư dân trên đảo Cù Lao Chàm mà còn cung cấp nước ngọt cho tàu thuyền trong và ngoài nước thường xuyên qua lại nơi này, bởi trước đây, Cù Lao Chàm (tên cổ là Chiêm Bất Lao) là điểm dừng chân và định hướng cho tàu thuyền qua lại thời kỳ Chămpa.
Anh Nguyễn Văn Quân, một du khách đến từ Hà Nội đến tham quan Giếng Xóm Cấm trong một chuyến ghé thăm Cù Lao Chàm cho biết: "Tôi thực sự ngạc nhiên vì ở giữa một hòn đảo độc lập, bốn bề là nước biển mặn mà lại có giếng nước đem lại nguồn nước ngọt trong suốt đến như vậy."
Hiện nay, Giếng Xóm Cấm không những tiếp tục cung cấp nguồn nước ngọt đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân địa phương và cho tàu thuyền đi biển mà còn là nguồn tư liệu quý để du khách cũng như các nhà văn hóa, nghiên cứu hiểu rõ hơn về sinh hoạt văn hóa của cư dân địa phương, quá trình phát triển làng xã cũng như vai trò, vị trí Cù Lao Chàm trên chặng đường giao thương hàng hải ven biển Đông trước đây./.