Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khẩn trương lên phương án thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19

Kinhtedothi - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Bắc Giang, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải pháp về công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại địa phương này.
Tăng khả năng thu dung, điều trị

Đêm 19/5, Tiểu ban điều trị của Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng, chống, dịch Covid-19 của tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra những đánh giá tình hình và đề xuất hướng giải pháp kịp thời.
 Xét nghiệm sàng lọc Covid019 tại Bắc Giang

Báo cáo sơ lược tình hình về các cơ sở thực hiện thu dung, điều trị, ông Bùi Thế Bừng - Phó giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết: Theo con số thống kê mới nhất, hiện nay, số giường bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh (100), Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang (213), Bệnh viện dã chiến số 1 (220), Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Bắc Giang (160), Trung tâm y tế huyện Yên Dũng (150), Trung tâm y tế huyện Lạng Giang (140). Sắp tới sẽ đưa vào hoạt động thêm cơ sở mới tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh 200 giường, Bệnh viện Tâm thần 400 giường, Bệnh viện dã chiến Quân đội dự kiến 300-500 giường, Bệnh viện dã chiến ở Nhà thi đấu tỉnh 620 giường. Tổng dự kiến số lượng giường từ 2500 – 2700 giường.

Bên cạnh đó, đoàn cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành khảo sát thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại 2 tầng Bệnh viện Phổi Bắc Giang, với quy mô 58 giường để điều trị bệnh nhân nặng.

Về tình hình mở rộng thêm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cần lãnh đạo UBND tỉnh cho ý kiến để nghiên cứu, khảo sát và mở rộng.

Điều đáng nói, toàn bộ nhân lực ngành y tế đã huy động, tăng cường cho công tác chống dịch, riêng cho mảng điều trị vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, các tỉnh bạn hỗ trợ chủ yếu ở khâu truy vết, lấy mẫu. Điển hình như Bệnh viện dã chiến tại nhà thi đấu dự kiến cần 620 cán bộ y tế, nhưng hiện tại nhân lực của tỉnh đã cạn, huy động hết trong ngành hiện chỉ được hơn 100 người, trong trường hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có thể hỗ trợ 300, đồng thời huy động thêm nguồn lực tại một số huyện để đào tạo thì tạm thời có thể đáp ứng được.

Về tình hình cụ thể tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các giám đốc bệnh viện đang điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 đều cho biết, hiện mọi việc tạm thời đang trong tầm kiểm soát, sức khỏe người bệnh đều ổn định. Tuy vậy, nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương không sớm được ngăn chặn thì các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Điểm hạn chế chung của các cơ sở điều trị tại Bắc Giang là vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn vì hầu hết đều chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh truyền nhiễm. Trong khi trang thiết bị y tế còn rất nhiều thiếu thốn.

Nhiều giải pháp cấp bách

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế, có thể nói Bắc Giang là một trong những địa phương tiến hành công tác thiết lập Bệnh viện dã chiến thần tốc (gói gọn trong vòng chưa tới 1 ngày). Điều đó thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Mặc dù số ca bệnh ở Bắc Giang tăng nhanh, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, cộng thêm sự chi viện kịp thời từ các tỉnh bạn và bên quân đội, tới giờ phút này địa phương vẫn đang kiểm soát được tình hình.

Ông Khoa đã liệt kê ra một vài giải pháp cấp bách. Trước mắt, Bắc Giang cần khẩn trương tìm địa điểm phù hợp để tiến hành xây dựng Bệnh viện dã chiến mới nhằm tăng quy mô 2.500 lên 3.000 giường bệnh để chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
 Xét nghiệm cho công nhân khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang

Thứ hai, cần ổn định tổ chức bộ máy để các cơ sở điều trị hiện tại có thể phát huy tối đa những khả năng sẵn có. Hiện một số cơ sở đã có xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện sớm, can thiệp nhanh. Chủng virus lần này chúng ta cần hết sức cảnh giác vì nó có nhiều diễn biến bệnh nhanh không lường trước. Cần ưu tiên khẩn trương hoàn thiện trung tâm ICU ở Bệnh viện phổi Bắc Giang, để chủ động điều trị tại địa phương với sự giúp sức của các chuyên gia từ bệnh viện tuyến trung ương được điều về chi viện.

Bên cạnh đó, các đơn vị điều trị cần sớm kê danh sách các phương tiện, trang thiết bị máy móc cần cho công tác điều trị dịch Covid-19, từ đó đề xuất UBND tỉnh xem xét mua sắm.

Về tình hình nhân lực làm việc tại Bệnh viện dã chiến rất cần các cán bộ, nhân viên y tế chuyên ngành truyền nhiễm. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang sớm trao đổi với các tỉnh bạn (nơi không nóng về dịch bệnh) tăng cường chi viện nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ quan điểm: Các cơ sở y tế hiện đang là đơn vị điều trị nêu trên cần sắp xếp, tổ chức để làm sao cho nguồn nhân lực hoạt động một cách có hiệu quả. Mấu chốt nằm ở chỗ các đơn vị cần phân ca kíp làm việc cho nhân viên một cách khoa học (nên áp dụng theo mô hình 3 ca, 4 kíp một cách thường xuyên).

Quyết tâm không để bệnh nhân tử vong

Kết luận cuộc họp, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu cao quyết tâm: “Bằng mọi giá Bắc Giang không được để bệnh nhân nào tử vong. Luôn xem tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết”.
 Nỗ lực điều tị cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Để tháo gỡ khó khăn về nhân lực, ông Dương đề nghị Sở Y tế cần huy động tất cả lực lượng hiện có, kể cả lực lượng đã về hưu, đồng thời nhanh chóng thống kê, rà soát và cần thiết trao đổi với các tỉnh bạn, và báo cáo cụ thể để UBND tỉnh đề xuất với các tỉnh lân cận. Đồng thời giao Sở Nội vụ xem xét, tham mưu về vấn đề tuyển dụng nguồn nhân lực ngành y tế địa phương.

Về điều trị, cần lập tức có trạm điều phối ngay tại các cơ sở cách ly. Tiếp đến là thiếu về trang thiết bị, giao Sở Y tế nhanh chóng rà soát các cơ sở điều trị để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh về việc mua sắm kịp thời, phục vụ công tác điều trị.

Cũng theo ông Dương, Bắc Giang cần chuẩn bị thêm một cơ sở điều trị nữa. Về vấn đề này, ông Dương cho biết thêm hiện có một doanh nghiệp trong tỉnh tình nguyện cho mượn khu nhà xưởng rộng khoảng 15.000m2 để tiến hành xây dựng Bệnh viện dã chiến. Để có cơ sở triển khai, lãnh đạo tỉnh giao Sở Y tế khẩn trương tiến hành khảo sát và báo cáo tình hình cụ thể.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

16 Jul, 04:55 PM

Kinhtedothi - Dù các chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hại khôn lường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, nhưng thực tế, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng do ăn tiết canh, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

16 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” ngành y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hoạt động này nhằm từng bước nâng cao năng lực số cho toàn thể viên chức, người lao động, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả và bền vững tại đơn vị.

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

15 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ