Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra ngay các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở
Sáng 27/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy PCTTTKCN&PTDS) tỉnh Khánh Hòa vừa phát đi thông báo về việc chủ động ứng phó với mưa lũ lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam Trung Bộ, kết hợp với nhiễu động đới gió Đông trên cao; gió Đông Bắc có cường độ trung bình; trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 26/10 đến 6 giờ ngày 27/10), khu vực tỉnh Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (Nha Trang 108mm; Ninh Hòa 94,6mm; Diễn Phú 46,2mm; Khánh Vĩnh 42,8mm).

Dự kiến dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục còn duy trì và hoạt động mạnh trong ngày 27/10. Từ ngày 28 - 29/10 hoạt động yếu dần. Riêng ngày 27/10, ảnh hưởng kết hợp nhiễu động gió đông trên cao, khu vực tỉnh Khánh Hòa nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to và dông, các ngày còn lại mưa giảm dần.
Cụ thể, ngày 27/10, trời nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to và dông, lượng mưa các nơi phổ biến từ 40 - 60mm, cục bộ có nơi cao hơn 80mm. Ngày 28 - 29/10, có mưa rào rải rác, lượng mưa các nơi phổ biến từ 10 - 30mm.
Theo đó, để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Ban Chỉ huy PCTTTKCN&PTDS tỉnh Khánh Hòa đề nghị Ban Chỉ huy PCTTTKCN các huyện, thị xã, TP và đơn vị liên quan tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Cụ thể, các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, lũ quét, nhất là khu dân cư, trường học... để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm.
Đồng thời, bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm nguồn cung cầu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở; bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn khi yêu cầu.
Ngoài ra, Ban Chỉ huy PCTTTKCN&PTDS tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn rà soát phương án, chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ địa phương ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang
Kinhtedothi - 4 năm kể từ sau trận lũ lịch sử được ghi nhận vào năm 2018, nhiều địa phương ven sông Bùi, sông Tích, sông Đáy thuộc một số huyện ngoại thành Hà Nội lại bị ngập sâu nước kéo dài nhiều ngày. Lũ rừng ngang được xem là nguyên nhân chính của tình trạng ngập lụt này.

Không khí lạnh gây nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất tại Trung Bộ
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tại các tỉnh Trung Bộ từ Quảng Bình đến Phú Yên đã và sẽ có mưa lớn. Nguy cơ gây lũ trên các sông, ngập lụt vùng trũng thấp, sạt lở đất ở vùng núi.

Lũ trên các sông đang lên, miền Trung lại đối diện nguy cơ ngập lụt
Kinhtedothi - Những ngày qua tại các tỉnh khu vực miền Trung tiếp tục có mưa khiến mực nước sông lên cao. Trong khi đó, hàng ngàn hồ chứa thuỷ lợi đã đầy nước; hàng chục hồ chứa thuỷ điện đang phải vận hành điều tiết qua tràn.